Khoai sọ rửa sạch, thái lát, rang cháy đen, nghiền thành bột mịn, thêm đường đỏ vào trộn đều. Mỗi lần uống 30g, ngày uống 2 lần. Hoặc khoai sọ 60g (rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ), gạo tẻ 50-100g nấu cháo, khi ăn thêm đường đỏ cho đủ ngọt.
Trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa 60g nước; protit 1,8g; lipit 0,1g; gluxit 26,5g; xenlulo 1,2g; tro 1,4g và 64mg caxi, 75mg phot pho, 1,5mg sắt, 0,02mg caroten; 0,06mg vitamin B1; 0,03mg vitamin B2; 0,1mg vitaminPP; 4mg vitamin C. Trong 100g củ khoai sọ khô có 15g nước; 3,1g protit; 2,2g lipit; 73g gluxit; 3,1g xenlulo; 3,6g chất khoáng toàn phần.
Theo y học cổ truyền, củ khoai sọ có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có tác dụng tán khối kết tiêu u hạch ở cổ, nhuận tràng, thông đại tiện, thường dùng chữa các loại thũng độc sưng đau, khối kết (u hạch), bỏng lửa, viêm khớp, viêm thận, sưng hạch, bạch huyết….
Lá khoai sọ vị cay, tính mát, có tác dụng chữa tiêu chảy, cầm mồ hôi, tiêu thũng độc, chữa ra nhiều mồ hôi khi thức, mồ hôi trộm, ra nhiều mồ hôi khi nằm ngủ, ung nhọt, thũng độc… Cuống lá (dọc) khoai sọ có tính vị giống như lá, có tác dụng lợi thủy, điều hoà chức năng tiêu hoá, tiêu thũng, chữa tiêu chảy, kiết lỵ, thũng độc… Hoa khoai sọ vị the, tính bình, có độc, chữa đau dạ dày, thổ huyết, sa tử cung, trĩ lở loét, sa trực tràng…
Cách chế biến phổ biến với khoai sọ là luộc chấm đường ăn, nấu canh (nấu với sườn, thịt. Canh cua khoai sọ là món ăn ngon, bổ dưỡng…), hoặc nấu chè… dùng bồi dưỡng sau khi bị bệnh.
Ngoài việc là thực phẩm giàu năng lượng, bổ dưỡng, khoai sọ còn có thể chữa một số bệnh như viêm thận mạn tính. Khoai sọ rửa sạch, thái lát, rang cháy đen, nghiền thành bột mịn, thêm đường đỏ vào trộn đều. Mỗi lần uống 30g, ngày uống 2 lần. Hoặc khoai sọ 60g (rửa sạch, gọt vỏ, thái nhỏ), gạo tẻ 50-100g nấu cháo, khi ăn thêm đường đỏ cho đủ ngọt.