Kèm theo các dấu hiệu khác như: Đau đầu kéo dài không rõ nguyên nhân; Ù tai, nghe kém; Nghẹt mũi một bên hoặc hai bên; Khạc ra máu hoặc ra đờm dính ít máu; Khản tiếng; Phát hiện khối hạch vùng cổ khoảng vài phân, không đau, tăng dần.
Nhiều người có cảm giác nuốt vướng, khó nuốt, chủ quan, nhưng không ít ca cho thấy đó là dấu hiệu một số bệnh ung thư nguy hiểm.
Theo PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nuốt vướng là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy có vật gì trong cổ mắc lại/không trôi gây khó chịu.
Thông thường, người bệnh có những triệu chứng như nuốt vướngthường xuyên hoặc tăng dần, nuốt vướng khi ăn uống, thậm chí có thể nghẹn và sặc…
Nuốt vướng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh ung thư nguy hiểm
Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư vùng khoang miệng, họng miệng, hạ họng, hạ họng – thanh quản; ung thư thực quản; ung thư tuyến giáp.
BS Lâm Đức Hoàng, Bệnh viện Ung bướu TP HCM ho biết ung thư vùng tai mũi họng là một trong 5 vị trí ung thư thường gặp nhất, đặc biệt ở nam giới.
Một thập kỷ qua, Việt Nam có trên 80% trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Trong khi phát hiện sớm, hiệu quả điều trị chắc chắn cao hơn.
Nuốt vướng hoặc nuốt đau như bị mắc xương, khi nuốt đau lan lên tai là những dấu hiệu sớm của ung thư vùng tai – mũi – họng.
Kèm theo các dấu hiệu khác như: Đau đầu kéo dài không rõ nguyên nhân; Ù tai, nghe kém; Nghẹt mũi một bên hoặc hai bên; Khạc ra máu hoặc ra đờm dính ít máu; Khản tiếng; Phát hiện khối hạch vùng cổ khoảng vài phân, không đau, tăng dần.
Khi bệnh nhân thấy nuốt khó, nuốt nghẹn tăng dần khi dùng thức ăn đặc thì đó là dấu hiệu báo động bệnh đã ở giai đoạn muộn.
ung thư tuyến giáp. BS Quản Thị Mơ – Nguyên bác sĩ Bệnh viện K cho rằng mọi người có thể tự sàng lọc u tuyến giáp cho mình qua các dấu hiệu cổ to ra, một số nữa nuốt vướng khi ăn, ăn cứng, ăn lỏng cảm thấy vướng vướng, có bệnh nhân u to có thể khó thở, đau nhấm nháy tại u.
Theo chuyên gia Tai – mũi – họng Phạm Thị Bích Đào, nuốt vướng trong các bệnh lành tính thường có biểu hiện nuốt lúc vướng lúc không, ăn và uống không vướng. Trường hợp này có ba loại khó nuốt chung:
– Khó nuốt ở miệng (khó nuốt cao) – do yếu lưỡi sau đột quỵ, khó nhai thức ăn hoặc rối loạn quá trình vận chuyển thức ăn từ miệng.
– Chứng khó nuốt ở họng: thường được gây ra bởi một vấn đề thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh (như bệnh Parkinson, đột quỵ hoặc xơ cứng teo cơ bên), liệt hầu họng do tai biến mạch máu não.
– Chứng khó nuốt thực quản (khó nuốt thấp) – vấn đề là ở thực quản. Điều này thường là do tắc nghẽn hoặc kích thích.
Về nguyên nhân gây nuốt vướng, theo BS Đào, ngoài các bệnh lý về cấu trúc bất thường thực quản, bệnh lý nặng nề do đột quỵ, xạ trị ung thư… thì trào ngược dạ dày thực quản cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân khó nuốt.
Ngoài ra, vào mùa hè, mọi người dễ mất nước, quên uống nước. Trong khi đó, khô miệng cũng là nguyên nhân gây khó nuốt do không có đủ nước bọt để giữ cho miệng ẩm ướt.
Cùng đó, nuốt vướng có thể do loạn cảm họng, người bệnh có biểu hiện nuốt vướng mà không tìm ra nguyên nhân.