Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như các nồi nước dùng như ở nhà hàng mà vẫn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt.
Được biết, loại gia vị này có tên là sa tế Tứ Xuyên, là một loại phụ gia khá thịnh hành, thường được người tiêu dùng mua về để bỏ vào nước dùng của món lẩu. Nhờ đó, nước dùng lẩu sẽ dậy lên mùi thơm, vị cay và có màu đỏ hấp dẫn.
Không những thế, do nhu cầu của khách tăng cao, nhà hàng không thể đun nấu nước dùng, thay vào đó rất nhiều cửa hàng sẽ dùng phụ gia từ hóa chất làm nước lẩu, vừa ngon, vừa rẻ lại tiện dụng.
Theo các chuyên gia sức khỏe, các loại gia vị lẩu này thường chứa chất hóa học độc hại như NO2, HCHO, ethyl maltol, propanediol… gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong đó, NO2, HCHO thường có màu nâu đỏ và được dùng để tạo màu cho nước lẩu và làm tăng vị ngọt đậm đà, thơm dậy mùi cho nước dùng. Đây là hai chất cực độc gây ức chế khả năng tiếp nhận và cung cấp oxy của cơ thể, tác động lên hồng cầu gây ra bệnh thiếu máu nếu ăn thường xuyên. Ngoài ra, nó còn có tác động xấu đến phổi và làm suy yếu chức năng hô hấp, gây bệnh hen suyễn.
Tuy nhiên, nếu chú ý, bạn có thể dễ dàng phát hiện đâu là nồi lẩu an toàn hay được làm bằng hóa chất:
Màu sắc
Dù cho bao nhiêu ớt hay cà chua thì màu sắc nồi nước lẩu truyền thống cũng không thể bắt mắt như các nồi nước dùng như ở nhà hàng mà vẫn trong như nước hầm xương và có các váng mỡ màu nổi lên trên bề mặt.
Chính vì vậy, nếu khi sử dụng lẩu tại các cửa hàng mà nước có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam thì chắc chắn rằng bạn đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
Mùi vị
Thông thường, nước lẩu được ninh từ thịt và xương sẽ có mùi thơm thanh nhẹ mà chỉ khi ninh thật lâu hoặc trong khi thưởng thức mới có thể cảm nhận được hương vị này. Còn nồi nước lẩu vừa mang ra đã có vị thơm ngào ngạt chắc chắn đã được pha thêm hóa chất tạo mùi.
Bạn có thể nhận biết bằng cách nếm thử, nước lẩu thông thường sẽ có vị thơm, ngọt thanh đạm của nước hầm xương và rau củ. Còn nếu nước lẩu màu hồng nhạt, cay xè kích thích và có vị ngọt đậm thì chắc chắn có sử dụng gia vị tạo ngọt tạo cay và màu hóa học.
Những người không nên ăn lẩu
Phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, hệ thống tiêu hóa bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi. Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá… Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Người bị gút, tiểu đường, cao huyết áp
Nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… là những thực phẩm được lựa chọn cho nồi lẩu. Chúng giàu dinh dưỡng nhưng lại là nguồn dồi dào chất purine, hoàn toàn không tốt với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp. Vì đa phần các loại hải sản chứa rất nhiều cholesterol cao nên các bệnh nhân tuyệt đối tránh.
Người bị dạ dày, tiêu hóa kém
Đối với những người bị tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày… ăn lẩu nhúng nóng, cộng với da vị cay đặc trực của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, làm mất lớp protein trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm, loét… gây đau bụng, viêm tụy cấp tính thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày…
Trước đó đã từng có trường hợp bị thủng dạ dày ở người chưa có tiền sử đau dạ dày do ăn lẩu nóng và quá cay.