Bố trí ánh sáng trong nhà ở khoa học, hợp lý vô cùng

Bố trí ánh sáng cho phòng khách nên tạo được nhiều điểm sáng theo nhu cầu, song, vẫn phải tạo được điểm nhấn cần thiết và không nên thắp ánh sáng quanh tivi, gương, kính.

Bố trí ánh sáng khoa học, hợp lý trong nhà ở cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa nguồn sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, phải phù hợp với từng không gian sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của chủ nhân.

Bố trí ánh sáng phòng khách

20190403115257 3574 Bố trí ánh sáng trong nhà ở khoa học, hợp lý vô cùng
Màu ánh sáng nơi phòng khách cần phải làm bật được màu sơn tường. Đối với phòng khách nhỏ hẹp, bạn nên thiết kế đèn chiếu sáng vào 1 bức tường và ưu tiên dùng đèn âm trần.

Khoảng cách giữa các bóng đèn trong phòng khách nên đều nhau để tăng thêm hiệu ứng thẩm mỹ cho không gian.

Bố trí ánh sáng cho phòng khách nên tạo được nhiều điểm sáng theo nhu cầu, song, vẫn phải tạo được điểm nhấn cần thiết và không nên thắp ánh sáng quanh tivi, gương, kính.

Bố trí ánh sáng cho hành lang, cầu thang

20190403115258 f25d Bố trí ánh sáng trong nhà ở khoa học, hợp lý vô cùng

Đèn áp trần, đèn vách là những loại đèn phù hợp với khu vực hành lang, cầu thang. Chúng sẽ giúp tăng độ uốn lượn, cuốn hút cho cầu thang.

Ánh sáng cho phòng ngủ

20190403115258 9ff3 Bố trí ánh sáng trong nhà ở khoa học, hợp lý vô cùng

Đối với những phòng ngủ có phòng học và làm việc đi kèm,cần lắp thêm các loại đèn có chức năng riêng cho những khu vực này. Nếu muốn đọc sách báo, bạn cũng có thể bố trí thêm bóng đèn đầu giường, nhưng cường độ ánh sáng nên nhẹ để không làm ảnh hưởng đến người nằm cùng.

Đối với những gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cường độ ánh sáng nên thấp, không nên bố trí quá nhiều ánh sáng trong phòng ngủ để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Bố trí sáng cho khu vực bếp – ăn

20190403115259 7727 Bố trí ánh sáng trong nhà ở khoa học, hợp lý vô cùng

Trước hết, nên thiết kế những ô cửa sổ cho phòng bếp – ăn. Phương án này vừa giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào phòng, vừa giúp thoát được khí nóng và mùi thức ăn ra ngoài, mang lại cảm giác dễ chịu cho gia chủ.

Đối với bếp nấu, có thể bố trí ánh sáng ở phía chân bếp. Còn phòng ăn, nên lắp đặt hệ thống ánh sáng vừa phải, có thể điều chỉnh hắt lên, xuống linh hoạt.

Ánh sáng trong phòng học, phòng làm việc

20190403115259 9efd Bố trí ánh sáng trong nhà ở khoa học, hợp lý vô cùng
Ánh sáng tự nhiên đa phần sẽ rất chói khi mặt trời lên cao, do đó, thiết kế chiếu sáng phòng học, phòng làm việc nên ưu tiên ánh sáng nhân tạo. Nên bố trí hệ thống chiếu sáng cách nơi ngồi học và làm việc 60cm, tại vị trí thuận tay viết để không bị tạo bóng khi làm bài.

Bố trí ánh sáng cho nhà vệ sinh

20190403115259 546f Bố trí ánh sáng trong nhà ở khoa học, hợp lý vô cùng

Nhà vệ sinh và phòng tắm là những nơi thường xuyên ẩm ướt, chính vì vậy, chúng ta nên ưu tiên lấy sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên sẽ giúp không gian luôn được khô thoáng. Với ánh sáng nhân tạo, bạn nên sử dụng đèn có ánh sáng màu trắng.

Vị trí đặt đèn, nên để ở ngang tầm mắt hoặc hơn 1,5-1,6m so với sàn nhà. Đèn chiếu sáng nhà vệ sinh cần đảm bảo công suất ít nhất là 150w.

Đối với nhà vệ sinh có thiết kế bồn tắm nhỏ, nên sử dụng đèn trần để chiếu sáng tất cả các khu vực là tốt nhất. Với những gia chủ muốn có cường độ ánh sáng lớn cho nhà tắm, nhà vệ sinh thì nên chọn đèn halogen.

Đối với nhà vệ sinh thiếu ánh sáng tự nhiên, cần sự kín đáo, không có cửa sổ, không gian mở thông với bên ngoài thì kiểu đèn âm trần được xem là lựa chọn phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *