Vì sao nên thêm cà chua vào chế độ ăn kiêng của người mắc tiểu đường loại 2
Ngoài hàm lượng chất dinh dưỡng, người mắc tiểu đường cũng cần xem xét chỉ số đường huyết (GI) của thực phẩm. Biết thêm một chút về chỉ số GI có thể giúp bạn lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn. Nhìn chung, thực phẩm có chỉ số GI thấp (với số điểm từ 55 trở xuống) là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường.
Người ta nói rằng, cà chua có chỉ số đường huyết là 30, khiến chúng trở thành thực phẩm GI thấp không có khả năng gây ra tác dụng phụ cho người mắc tiểu đường.
Làm thế nào để thêm cà chua vào kế hoạch ăn kiêng tiểu đường?
Cà chua là một nguồn phong phú các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau ngoài việc là một loại thực phẩm GI thấp. Chúng là một nguồn tuyệt vời của lycopene- một chống oxy hóa, được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm ung thư, bệnh tim và thoái hóa điểm vàng. Chúng cũng giàu vitamin C, kali, folate và vitamin K.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ăn cà chua có thể giúp giảm nguy cơ tim mạch liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu năm 2011 ở Anh báo cáo rằng, bệnh nhân tiểu đường loại 2 tiêu thụ 200 gram cà chua sống mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp.
Cà chua, giống như các loại thực phẩm không chứa tinh bột khác, có thể được kết hợp an toàn vào chế độ ăn kiêng tiểu đường. Tuy nhiên, nên lựa chọn cà chua tự nhiên, thông thường thay vì các sản phẩm cà chua chế biến khác bao gồm nước sốt cà chua, cà chua đóng hộp… có thể khiến đường huyết của bạn tăng nhanh hơn một chút. Ví dụ, nước sốt cà chua có thêm đường có chỉ số đường huyết là 45, cao hơn quả cà chua tự nhiên.
Cà chua có thể được ăn theo nhiều cách, bao gồm cả sống hoặc nấu chín. Chúng có thể được thêm vào bánh sandwich, xà lách. Cũng nên hạn chế lưu trữ cà chua tươi trong tủ lạnh vì điều này có thể làm giảm hương vị. Thay vào đó, hãy thử bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát là được.