Hiện tại, chúng ta thường gặp các loại ong như ong mật, ong vàng, ong vò vẽ, ong bắp cày. Đây là 3 loại ong khá phổ biến và thường gây nhiễm độc nếu bị chúng đốt, nhất là ong vò vẽ và ong bắp cày.
Bị ong đốt, bạn cứ thử một trong những cách này là đủ
Còn ong mật thường được nuôi ở các hộ gia đình, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng vết đốt của chúng nhưng cũng gây sưng, đau, ngứa, nhức nhối, khó chịu như ong vò vẽ. Tuy nhiên, nếu bị ong đốt vào vùng đầu, mặt, cổ cũng có thể khiến nạn nhân bị sốc hoặc nhiễm độc, cực kì nguy hiểm. Nếu không cứu chữa kịp thời có thể mất đi tính mạng.
Vì thế, ngay khi phát hiện người bị ong đốt, việc đầu tiên bạn cần làm là đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong đã. Tiếp đó mới dùng nhíp hay vật gì có thể dùng được lấy nọc độc ra, tránh trường hợp chất độc lan tràn ra khắp cơ thể. Cuối cùng bạn mới thực hiện những biện pháp làm dịu vết ong đốt đi.
1. Dùng vôi
Ngay sau khi bị ong đốt, thứ bạn nghĩ tới ngay lập tức nên là vôi tôi. Trong vôi tôi có chứa canxi hydroxit, đây là thành phần hóa học có thể nhanh chóng ức chế sự lan truyền của các chất độc từ miệng vết thương đi tỏa đi khắp cơ thể.
Hơn nữa, khi bị ong đốt thì chúng ta có cảm giác bị sưng, đau nhức khó chịu. Chất này sẽ làm dịu sự đau đớn ở vết thương, làm giảm khả năng sưng tấy, tất nhiên là nó không hết đâu nhưng chắc chắn sẽ giảm đi một nữa. Bạn chỉ cần lấy một ít vôi tôi rồi bôi lên, để khoảng nửa tiếng thì rửa sạch đi. Đây là thời gian đủ để vôi bài trừ độc tố, để lâu hơn thì có thể sẽ hại da.
2. Dùng mật ong
Nghe thì có vẻ hơi kì lạ nhưng mật ong hoàn toàn là “kỳ phùng địch thủ” của nọc độc. Nọc độc của ong chính là nơi chúng lấy mật hoa về và dự trữ nhưng để cho ra mật ong thì còn cần qua khâu xử lý, chuyển hóa trong chính cơ thể ong. Vì thế, khi bị ong đốt, bạn hoàn toàn có thể lấy mật ong bôi lên vùng bị tổn thương và giữ nguyên trong vòng 30 phút thì rửa sạch.
Trong mật ong có lượng nhỏ axit có thể làm sạch vùng tổn thương, khiến chất độc có trong nọc ong không thể khuếch tán đi các vùng khác gây hại cho sức khỏe. Đồng thời, lượng vitamin có trong mật ong cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể có sức chống lại chất độc đã đi vào cơ thể trước đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được mật ong. Nếu bạn bị dị ứng với loại nguyên liệu này trước đó thì nên cân nhắc và sử dụng biện pháp khác nha.
Mật ong cũng có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng
3. Dùng tỏi
Trong tỏi có chứa hợp chất lưu huỳnh, selen, vitamin và khoảng chất. Đây đều là những chất thiết yếu chống lại khả năng bị viêm nhiễm, đau nhức cho vết thương nhất là vết côn trùng cắn. Ngoài ra, vitamin cực kì có lợi cho quá trình bài trừ độc tố và tăng cường khả năng phục hồi cho cơ thể.
Bạn chỉ cần nghiền nát vài tép tỏi rồi lấy một miếng gạc nhỏ, đặt tỏi ép vào, cuối cùng thì cố định lên vết thương bằng băng keo. 30 phút sau bạn gỡ ra sẽ không còn cảm giác đau nhức, cũng giảm tỷ lệ sưng nhiều lắm. Lúc ban đầu mới đắp lên có thể đau nhức vì đây là lúc tỏi hút độc tố ra bên ngoài nhưng chỉ nhanh thôi khoảng, vài phút sau nó cho cảm giác mát mát.
Lấy vài nhánh tỏi ra ép nhỏ rồi bỏ vào băng, cố định lên vị trí bị ong đốt, tỏi có chức năng bài độc ra khỏi cơ thể
4. Dùng đá lạnh
Đây là biện pháp tiêu sưng, khử độc tức thì được nhiều người áp dụng. Nó không chỉ đơn giản được thực hiện với vết thương do côn trùng cắn mà còn với nhiều vết thương khác. Chỉ cần thấy dấu hiệu sưng lên thì bạn hoàn toàn có thể dùng đá lạnh để “trấn áp”.
Bạn hãy lấy một miếng vải, bỏ đá vào và chườm lên khoảng 20 phút. Đá lạnh giúp bạn làm giảm lưu lượng máu và khả năng sưng phồng do viêm nhiễm. Hơn nữa cảm giác lạnh buốt cũng giống như thuốc tê khiến bạn không còn cảm nhận cảm giác đau nhức nữa.
Tuy nhiên, dùng đá lạnh có nhược điểm là, nếu đó là loại ong độc, chất độc sẽ dễ dàng khuếch tán vào cơ thể. Do đá lạnh chỉ có chức năng làm dịu cơn đau chứ không thể hút độc tố ra khỏi cơ thể được. Vì thế, cách này bạn chỉ nên áp dụng khi bị ong mật đốt, hoặc đã xong khâu bài độc rồi thôi.
Đá lạnh khiến vùng bị đốt như bị tê cứng giúp bạn không có cảm giác bị đau
*Lưu ý: Trên đây chỉ là cách bạn dùng trong trường hợp nhẹ hoặc mới bị ong đốt, người không mắc những bệnh liên quan tới tim mạch, tiền đình. Nếu thấy nạn nhân có biểu hiện co giật, đau nhức dẫn tới hôn mê cấp thì nên đưa tới bệnh viện để cấp cứu.
Nhận dạng biểu hiện nhiễm độc khi bị ong đốt
Khi bị ong mật đốt thì bạn có cảm giác đau, sưng nề nhưng chỉ cần lấy nọc độc của nó ra và bôi vôi hoặc mật ong vào là không sao rồi.
Nhưng nếu bạn bị ong vò vẽ hay ong bắp cày đốt thì cực kì nguy hiểm. Vì chúng đốt không để lại nọc độc. Cũng không như ong mật đốt một cái rồi chết mà hai loại ong này có thể đốt nhiều nốt khác nhau. Nạn nhân có thể bị sốc, dị ứng, ngứa, đau nhức, khó thở, cực kì độc với cơ, thận và máu. Kể cả gia súc lớn như trâu bò mà bị đốt cũng có thể chết chứ đừng nói tới người. Vì vậy, nếu bị ong vò vẽ hay ong bắp cày đốt thì tốt hơn hết, bạn hãy đưa nạn nhân vào viện để được cấp cứu kịp thời.