Trường hợp nam thanh niên đã tử vong gần 10 tiếng, chất lượng tinh trùng giảm dần theo thời gian khiến việc lưu trữ cũng trở nên phức tạp.
Đêm 5/1 rạng sáng 6/1, các bác sĩ của bệnh viện đã chạy đua với thời gian để cứu tinh trùng cho một nam thanh niên 28 tuổi đã qua đời. Trường hợp này lại khó khăn hơn rất nhiều lần khi nam thanh niên đã tử vong gần 10 tiếng, chất lượng tinh trùng giảm dần theo thời gian khiến việc lưu trữ cũng trở nên phức tạp.
BSCKII Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết để bảo quản và lưu giữ tinh trùng, sau khi tiếp nhận yêu cầu từ người nhà, các bác sĩ chuyên trách sẽ được bệnh viện cử đi lấy tinh trùng từ người đã mất.
Để bảo quản và lưu giữ tinh trùng, sau khi tiếp nhận yêu cầu từ người nhà, các bác sĩ chuyên trách sẽ được bệnh viện cử đi lấy tinh trùng từ người đã mất.
Đối với người đã mất, các bác sĩ tiến hành mở bìu, sau đó lấy tinh hoàn mang về bệnh viện. Sau khi mở tinh hoàn, các bác sĩ phải xét nghiệm và đếm tinh trùng. Nếu đủ số lượng, chất lượng, không mang bệnh tật và phù hợp để lưu trữ, các bác sĩ thông báo người nhà để tiếp tục thực hiện các thủ tục như đóng phí, làm giấy tờ để có thể đảm bảo tinh trùng được lưu giữ trong thời gian dài.
Sau cùng, bác sĩ sẽ đưa tinh trùng vào trong ống thủy tinh y tế (cóng) bảo quản trong môi trường ni tơ lỏng.
Trường hợp nam thanh niên đã tử vong gần 10 tiếng, chất lượng tinh trùng giảm dần theo thời gian khiến việc lưu trữ cũng trở nên phức tạp.
Nếu tinh trùng của người đã qua đời còn nhiều, bác sĩ sẽ lấy ống chọc và hút ra. Nếu ít tinh trùng, bác sĩ sẽ phải bổ dọc tinh hoàn, tìm theo ống sinh tinh để lấy, nhưng cách này rất ít sử dụng.
“Thông thường đối với người đã mất, lấy càng sớm tinh trùng càng khỏe, tốt nhất lấy ở thời điểm người đàn ông tử vong dưới 3 tiếng. Người chết sau 3 giờ hầu như không thể hoặc rất khó lấy tinh trùng”, bác sĩ Lợi cho biết.