Điều trị sốt xuất huyết sai cách dễ gây nguy hiểm đến tính mạng

Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị SXH vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Truyền dịch cho bệnh nhân SXH cần theo chỉ định của bác sĩ.

Cần tránh những sai lầm trong phòng và điều trị sốt xuất huyết (SXH) để không gặp phải các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

muoi Điều trị sốt xuất huyết sai cách dễ gây nguy hiểm đến tính mạng

Hạ sốt liên tục

Bệnh nhân SXH thường sốt cao 39-40 độ C, nên nhiều người tìm cách giảm sốt nhanh, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, SXH là sốt do virus, nên nhiệt độ hạ sẽ lại tiếp tục tăng cao. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục sẽ dẫn đến tổn thương gan.

Ngoài ra, người mắc SXH tuyệt đối không dùng thuốc aspirin và ibuprofen, vì 2 loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.

Tự ý truyền dịch

Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị SXH vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng. Truyền dịch cho bệnh nhân SXH cần theo chỉ định của bác sĩ.

Tự ý dùng kháng sinh

Nhiều người cứ thấy sốt là mua kháng sinh sử dụng, nhưng với với bệnh SXH do virus gây ra, dùng kháng sinh không có tác dụng điều trị bệnh.

Tiếp xúc với người bị SXH sẽ lây bệnh

SXH không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. SXH chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Nhà cao tầng không có muỗi truyền SXH

Muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày ngay trong nhà như: bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa, cốc nước để trên ban thờ, nước mưa đọng tại những mảnh vỡ trên xóm ngõ hoặc sân thượng… Vì vậy, cần chú ý thay nước, rửa dọn đồ vật trong nhà, không để nước lưu cữu sẽ là môi trường cho bọ gậy phát triển, sinh nở thành muỗi vằn. Trên các nhà cao tầng cũng có muỗi truyền bệnh SXH.

Mức tiểu cầu thấp là SXH nặng

Mức tiểu cầu thấp không có nghĩa là SXH nặng. Các triệu chứng của bệnh SXH nặng là: Nôn mửa, bồn chồn, giảm huyết áp, suy gan, chảy máu nghiêm trọng. Khi một người bị các triệu chứng trên, người đó cần phải được bác sĩ kiểm tra để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Không cho trẻ bú mẹ khi bị SXH

Nhiều bà mẹ đang cho con bú cho rằng nếu bị SXH thì không được cho con bú mẹ vì sẽ lây bệnh sang con, tuy nhiên thông tin này là không đúng. Các bà mẹ đang cho con bú khi bị SXH vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ đầy đủ.

Ngủ phòng điều hòa sẽ không bị muỗi đốt

Ở nhiệt độ lạnh, muỗi hoạt động kém hơn so với nhiệt độ nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ phòng điều hòa thường ở mức 25-28 độ C, ở nhiệt độ này không giảm được nguy cơ muỗi đốt, muỗi vẫn có thể hoạt động bình thường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *