Đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi. Thống kê trên thế giới cho thấy, cứ 6 giây trôi qua lại một người chết và cứ sau 32 giây, lại có người phải cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường.
Đái tháo đường là một bệnh tiến triển có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tin tốt là các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp mới giúp kiểm soát lượng đường trong máu để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh đái tháo đường.
Biến chứng đái tháo đường – nguy hiểm khó lường
Có một câu nói phổ biến trong cộng đồng bệnh nhân tiểu đường rằng “Bệnh tiểu đường không giết bạn, mà là biến chứng tiểu đường”.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 7 tại Hoa Kỳ trong năm 2010, với hơn 69.000 giấy chứng tử liệt kê nó là nguyên nhân gây tử vong. Cộng thêm các biến chứng phổ biến như bệnh tim mạch, bệnh thận và nhiễm trùng, bạn có thể nhân con số đó với 10!
PGS.TS Trần Văn Ơn – Trưởng bộ môn Thực Vật, trường Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Nếu bệnh tiểu đường không được quản lý tốt, nó có thể ảnh hưởng và tàn phá mọi hệ thống và cơ quan trong cơ thể. Tỷ lệ biến chứng do đái tháo đường cũng đang ngày càng gia tăng”.
Ví dụ với biến chứng trên thận, năm 1980, số lượng bệnh nhân tiểu đường đang phải điều trị biến chứng suy thận giai đoạn cuối chỉ là 2.600 thì đến năm 2008 con số này tăng lên 48.374.
Với biến chứng tim mạch, theo thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ:
• 74% những người trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường chết vì đau tim hoặc bị đột quỵ
• Người lớn mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ cao hơn 200-400% so với những người không mắc bệnh tiểu đường
• Bệnh tiểu đường được coi là một trong 7 yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch
Tỷ lệ biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường cũng đang gia tăng, với 80.000 ca nhập viện được báo cáo vào năm 1988 và 140.000 trường hợp trong năm 2009. Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm khó thở, đau bụng cấp tính, mất nước, mệt và nôn.
Đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi. Thống kê trên thế giới cho thấy, cứ 6 giây trôi qua lại một người chết và cứ sau 32 giây, lại có người phải cắt cụt chân vì bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh lá to – đột phá mới giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Dây thìa canh lá to tên khoa học là Gymnema latifolium thuộc chi Gymnema đã được biết đến với loài dây thìa canh lá nhỏ (Gymnema sylvestre). Bộ môn Thực Vật – trường ĐH Dược Hà Nội đã kết hợp với Công ty cổ phẩn Dược Khoa tiến hành đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường từ cây dây thìa canh lá to” và đề tài “Hoàn thiện công nghệ trồng trọt, sản xuất cao định chuẩn và sản xuất chế phẩm từ cây dây thìa canh hỗ trợ điều trị đái tháo đường”.
Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, chủ nhiệm đề tài “Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức giảm đường huyết của cây Dây thìa canh lá to (Gymnema latifolium) là 36,31 ± 3,5%, còn Dây thìa canh (Gymnema sylvestre) là 23,41 ± 4,09%. Như vậy, mức độ giảm đường huyết của dây thìa canh lá to vượt trội so với dây thìa canh thường”.
Ngoài ra, khả năng hỗ trợ hạ đường huyết vượt trội của dây thìa canh lá to là do có tác dụng “4 trong 1”, giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng khi tác động vào các quá trình: Tăng sinh tế bào Beta đảo tụy. Từ đó tăng tiết và tăng cường hoạt lực của insulin. Trên thực tế, dùng được cho cả đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2. Giảm hấp thu glucose ở ruột vào máu. Tăng men sử dụng đường ở mô, cơ. Tăng đào thải cholesterol và lipid, giảm mỡ máu. Đồng thời an toàn, không có độc tính cấp và bán trường diễn ngay cả khi dùng liên tục trong thời gian dài.
Trước thực trạng tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong do biến chứng cao, việc tìm ra một sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng là rất có ý nghĩa. Các chuyên gia đánh giá, đây là một thành tựu khoa học đột phá, đóng góp tích cực vào công tác phòng chống căn bệnh đái tháo đường tại Việt Nam và mở ra một tương lai mới cho bệnh nhân tiểu đường.