Bạn nên lưu ý mầm tỏi tuy có nhiều lợi ích hơn, nhưng sử dụng cũng cần có liều lượng, nhất là không được sử dụng khi bụng đói.
Nhiều người quan niệm thực phẩm đã mọc mầm có thể gây độc, không nên ăn, nhưng vứt hết thì thấy lãng phí. Tâm trạng này chắc chắn không ít người gặp phải. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng thế, với một số loại thực phẩm, thời điểm chúng mọc mầm chính là lúc các chất dinh dưỡng dự trữ được kích hoạt và trở nên rất dễ hấp thụ cho cơ thể, thậm chí còn ngăn ngừa ung thư.
Đậu nành
Giá trị dinh dưỡng từ đậu nành rất cao, sau khi đậu nành mọc mầm thì dinh dưỡng lại càng tăng lên. Các nghiên cứu đã chứng minh: đậu nành sau khi mọc mầm, hàm lượng chất béo và hàm lượng đường sẽ giảm, protein, isoflavones, vitamin C và các chất dinh dưỡng có lợi khác lại tăng lên. Hơn nữa, mầm đậu nành lại thơm ngon, thanh mát, phù hợp với những người tiêu hóa kém.
Mầm đậu Hà Lan
Trong số các loại mầm đậu, mầm đậu Hà Lan được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe. Mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/100gr giúp đẩy lùi lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch… Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100gr.
strong>Tỏi
Nhiều người nghi ngờ rằng liệu tỏi sau khi nảy mầm có thể ăn được không. Nếu tỏi nảy mầm, miễn là tỏi không thay đổi màu sắc hoặc bị nấm mốc, bạn có thể ăn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra tỏi có nồng độ chất chống oxy hoá cao hơn tỏi tươi, thậm chí là chống ung thư, chống lão hóa. Tuy vậy, bạn cũng nên lưu ý mầm tỏi tuy có nhiều lợi ích hơn, nhưng sử dụng cũng cần có liều lượng, nhất là không được sử dụng khi bụng đói.
Gạo lứt
Mầm gạo lứt được phổ biến đầu tiên từ Nhật Bản. Ngày nay được coi như là một loại thực phẩm chức năng mới có lợi cho sức khỏe con người. Gạo lứt có hương vị cũng không dễ ăn, chế biến mất nhiều thời gian, nhưng mầm gạo lứt thì lại bù đắp cho những nhược điểm đó, nó có tác dụng làm cho aminobutyric acid (gaba – chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm các acid amin) và các thành phần có lợi khác được cải thiện đáng kể.
Giá đỗ
Giá đỗ là loại rau có năng lượng thấp, ít chất béo nên có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, lợi tiểu, giảm mỡ, giảm cholesterol “xấu”. Vì vậy, người béo phì nên thường xuyên ăn để giảm mỡ máu, đẩy lùi nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Rau mầm củ cải đỏ
Bạn có biết rau mầm củ cải đỏ có chứa lượng dinh dưỡng cao gấp 3 lần loại rau thông thường. Nó được nhiều bà nội trợ lựa chọn để chế biến thành nhiều món ăn ngon cho gia đình. Vì trong loại rau này có chứa nhiều Vitamin E, B2,… có tác dụng làm đẹp cho phụ nữ, cải thiện chức năng tiêu hóa, làm giảm sự mệt mỏi. Bạn cũng có thể tự tay gieo hạt giống rau mầm củ cải đỏ để mang lại cho gia đính những món ăn ngon.
Bạn thấy đấy không phải tất cả thực phẩm nảy mầm đều bỏ đi hết đâu nhé, có một số lại vô cùng tốt nữa là khác. Lưu lại, những điều cần thiết này để không phải bỏ phí chúng nữa nhé!