Từ “kiệt sức” được dùng lần đầu vào năm 1970 bởi nhà tâm lí học người Mỹ Herbert Freudenberger. Ông đã dùng từ này để miêu tả những hậu quả của stress nặng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên công nhận tình trạng “kiệt sức” là một trong các chứng bệnh trong danh sách Phân loại quốc tế về các chứng bệnh (ICD), vốn là cơ sở để chẩn đoán và hỗ trợ bảo hiểm y tế.
Trong bản cập nhật danh sách các chứng bệnh và thương tật trên toàn thế giới, WHO xác định kiệt sức là một hội chứng phát sinh từ tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc trong một thời gian dài.
Theo TTXVN, quyết định công nhận trên đã được đưa ra trong khuôn khổ phiên họp của Hội đồng Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ bế mạc ngày 27/5.
Trong bản cập nhật danh sách các chứng bệnh và thương tật trên toàn thế giới, WHO xác định kiệt sức là một hội chứng phát sinh từ tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc trong một thời gian dài mà không được điều chỉnh.
Các bác sĩ có thể chẩn đoán ai đó bị kiệt sức nếu họ có 3 triệu chứng:
Thứ nhất, bệnh nhân trong trạng thái trì trệ về tinh thần và thể chất.
Thứ hai, bệnh nhân có cảm giác tiêu cực với công việc của mình.
Thứ ba, hiệu suất công việc giảm.
Theo WHO, kiệt sức không thể bị nhầm lẫn với hội chứng mệt mỏi mãn tính. WHO nêu rõ hội chứng “kiệt sức” ở đây đề cập cụ thể hiện tượng trong môi trường làm việc và không áp dụng với các lĩnh vực khác trong đời sống.
ICD-11 – bản cập nhật của ICD, đã được điều chỉnh, bổ sung từ năm ngoái theo đề xuất cảu các chuyên gia y tế trên toàn thế giới và chính thức được thông qua hôm 25/5. ICD-11 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2022.
Ngoài hội chứng kiệt sức, ICD-11 xác định “hành vi ép buộc tình dục” là một chứng rối loạn tâm thần và lần đầu tiên công nhận trò chơi điện tử cũng gây nghiện như bài bạc và ma túy.
Một khảo sát gần đây ở Phần Lan cho thấy nam nhân viên khi cảm thấy kiệt sức thường xin nghỉ phép dài hơn so với các nữ nhân viên trong tình trạng tương tự.
Báo VTV news cho hay, ngày 27/5, bảo tàng Louvre nổi tiếng tại thủ đô Paris, Pháp đã buộc phải đóng cửa vì các nhân viên tại đây lao động kiệt sức vì thiếu nhân lực.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhân viên tại bảo tàng Louvre xảy ra tình trạng như trên.
Kiệt sức (tên tiếng Anh là Burnout) hiện nay đang là một hiện tượng thường gặp và nhận được sự quan tâm từ cộng đồng.
Từ “kiệt sức” được dùng lần đầu vào năm 1970 bởi nhà tâm lí học người Mỹ Herbert Freudenberger. Ông đã dùng từ này để miêu tả những hậu quả của stress nặng.
Ngày nay, từ này được dùng rộng rãi hơn vì kiệt sức có thể gặp ở bất cứ người nào, từ những người tham danh vọng, nghệ sĩ nổi tiếng cho đến những công nhân làm việc quá sức.