Đau dạ dày còn vì thói quen ăn uống bất thường, không lành mạnh. Ăn quá nhiều, ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh, hoạt động ngay sau ăn, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay chua,..
Đau dạ dày (bao tử) là bệnh gì và những điều cần biết?
Bệnh đau bao tử hay đau dạ dày là một trong những bệnh có mức độ phổ biến rất cao và đang có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Đây là loại bệnh về đường tiêu hóa, xảy ra khi dạ dày bị tổn thương kèm theo các cơn đau khó chịu, âm ỉ. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiều người thường có thói quen thức khuya, stress, hay sử dụng đồ uống có chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn cay nóng,… hoặc bị nhiễm vi khuẩn Hp.
Các triệu chứng đau bao tử hay gặp
– Thường xuyên chán ăn, ăn không ngon, cảm giác đắng miệng,..dẫn đến cơ thể bị suy nhược.
– Bị chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu.
– Đau bụng thượng vị, cơn đau thường âm ỉ nhưng có nhiều trường hợp đau khá dữ dội. Mức độ của bệnh sẽ tương ứng với tần suất đau, do vậy nếu thấy cơn đau thường xuyên thì bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.
– Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng hoặc có thể ợ ra chất rất đắng. Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích là do sự vận động của dạ dày bị rối loạn nên làm thức ăn khó tiêu, khiến cho thức ăn bị lên men và sinh ra hơi.
– Thường hay có cảm giác nôn, buồn nôn do thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa được nên bị đẩy ra ngoài qua đường miệng.
– Nôn ra máu hoặc đại tiện ra máu, trường hợp này mức độ bệnh đau bao tử của người bệnh khá nghiêm trọng, có thể đã chuyển sang viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày.
Nguyên nhân nào gây bệnh đau dạ dày?
– Do vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày và phá hủy đi lớp nhầy che phủ bề mặt dạ dày, từ đó làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị acid dịch vị và các men tấn công.
– Do việc thường xuyên dùng các loại thuốc giảm đau khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đặc biệt là các loại thuốc có chứa các thành phần phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Do thói quen ăn uống bất thường, không lành mạnh. Ăn quá nhiều, ăn không đúng giờ, ăn quá nhanh, hoạt động ngay sau ăn, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay chua,..
Đau dạ dày uống gì để lui cơn đau
1.Uống nước cà rốt và bạc hà
Đau bao tử uống gì hết đau thì không thể bỏ qua nước ép cà rốt và bạc hà. Theo các nghiên cứu khoa học thì loại nước ép này có chứa các thành phần từ tự nhiên có tính kiềm nên giúp trung hòa được lượng acid dư thừa trong dạ dày hiệu quả.
Cách làm: Cà rốt rửa sạch và cắt khoanh nhỏ, nhớ là giữ nguyên vỏ sau đó cho vào nồi đun chín với 4 tách nước và 1 muỗng lá bạc hà tươi. Đun xong bạn dùng rây để lọc lấy nước uống khi còn ấm.
2.Đau dạ dày uống gì: Trà gạo
Để giảm cơn đau bao tử thì bạn có thể bổ sung nước trà gạo. Đây là loại nước uống chứa nhiều chất dinh dưỡng lành tính rất tốt cho sức khỏe.
Cách làm: Đun 1/2 tách gạo cùng 6 tách nước trong khoảng 15 phút, sau đó lọc lấy phần nước và cho thêm chút mật ong uống khi còn ấm để giúp giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.
3.Trà hoa cúc
Đau bao tử uống gì? Trà hoa cúc chính là phương pháp làm giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng. Trong trà hoa cúc có chứa hoạt chất chống viêm chamazulene trung hòa đi lượng acid dư thừa do dịch vị tiết ra.
Ngoài ra, uống trà hoa cúc còn giúp an thần, giảm bớt stress và mệt mỏi của công việc hàng ngày. Lưu ý trà hoa cúc pha bằng nước nóng chứ không đun sôi trà trên bếp nhé.
4.Đau dạ dày uống gì: Giấm táo
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng giấm táo ở dạng tinh bột có công dụng trung hòa được lượng acid dư thừa, nhờ vậy mà giúp cơ thể tránh được tình trạng ợ nóng hay ợ chua hiệu quả.
Cách làm ly giấm táo rất đơn giản, bạn chỉ cần cho 1 muỗng giấm táo vào 1 ly nước nóng cùng 1 chút mật ong, khuấy đều rồi uống sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả các cơn đau, nóng rát của dạ dày.
Qua bài viết trên thì các bạn đã biết được đau bao tử uống gì rồi đó. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có khả năng lui cơn đau khi mắc bệnh dạ dày khá nhẹ, còn đối với những người mắc bệnh dạ dày đã lâu, áp dụng nhiều phương pháp mà vẫn không thể thoát khỏi “ám ảnh” bệnh dạ dày thì nên kết hợp điều trị với thực phẩm chức năng và xây dựng một chế độ ăn uống ngủ nghỉ phù hợp.