Vì sao bị đau khi làm “chuyện ấy”? Chuyên gia tình dục mách cách xử lý
Bỏ qua màn dạo đầu
Theo nghiên cứu của Trung tâm Xúc tiến Sức khỏe tình dục (CSHP), Đại học Indiana, Mỹ, phụ nữ chậm hứng thú hơn đàn ông trong quan hệ tình dục nên cần phải có màn dạo đầu dài hơn. Rất đa dạng như những động tác “va chạm” thân mật, trao nhau nụ hôn kèm theo những lời nói ngọt ngào tình cảm để tạo ra những chờ đón háo hức.
Không sử dụng dịch bôi trơn
Theo CSHP, có tới 72% trường hợp quan hệ không truyền thống như qua đường hậu môn thường là thủ phạm gây đau đớn cho nam giới. Lý do chủ yếu là không đủ trơn, khó thâm nhập. Thực tế, âm đạo của phụ nữ không tự bôi trơn trong vòng 5 – 7 phút bởi bộ não chưa “chuyển mạch” kịp cho cuộc chơi. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như dùng thuốc chữa bệnh cũng có thể dẫn đến khô âm đạo. Đặc biệt là các loại thuốc chống dị ứng, thuốc tránh thai nội tiết liều thấp, thuốc trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp và thuốc an thần.
Nếu hết thời gian chờ không đủ độ trơn thì chủ động dùng dịch bôi trơn. Đây là loại dịch dễ dùng, tạo độ trơn cần thiết và thường không để lại tác dụng phụ, có thể dùng cho cả hai đều được.
Bị stress trầm trọng
Thư giãn là một phần quan trọng của cảm giác sẵn sàng và hứng thú với tình dục, nhưng khi stress quá cao có thể đảo ngược lại tình thế. Vì vậy, để tạo hưng phấn, cặp đôi có thể mát-xa cho nhau hoặc làm điều gì đó giúp tâm trí trở về trạng thái thư thái. Riêng phụ nữ có thể tham gia lớp tập yoga, ngồi thiền hoặc các liệu pháp thư giãn khác giúp giảm stress sẽ mang lại lợi ích sức khỏe chung và làm cho cuộc sống tình dục trở nên hài hòa, cảm hứng hơn.
“Cậu nhỏ” quá “khủng”
Phần lớn đàn ông thường có bộ phận sinh dục đúng kích cỡ, nhưng cá biệt có người “ngoại cỡ” nên nếu không được bôi trơn đầy đủ sẽ gây đau rát khi “yêu”, nhất là khi áp dụng tư thế không hợp cách. Phụ nữ nên tự tin và nói với bạn tình hãy chậm lại hoặc nhẹ nhàng hơn hay chuyển đổi vị trí như phụ nữ ở trên, nó giúp kiểm soát tốc độ và độ sâu lực đẩy, hạn chế đau cho chị em.
Mắc một số bệnh nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục nữ như: Herpes sinh dục, nhiễm trichomonas và nhiễm trùng nấm men có thể làm cho quá trình giao hợp bị đau rát.
Bị lạc nội mạc tử cung
Theo Tổ chức Lạc nội mạc tử cung Mỹ (EFA), lạc nội mạc tử cung tức các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển ở các khu vực khác, ảnh hưởng đến khoảng 200 triệu người trên toàn thế giới. Đây cũng là chứng bệnh làm cho phụ nữ đau đớn khi quan hệ tình dục.
Đang gặp biến chứng IBS
IBS (Irritable Bowel Syndrome) là một nguyên nhân phổ biến, lén lút gây đau đớn khi sex. Đây là hội chứng ruột kích thích, được chia thành 4 nhóm chính là IBS-D (tiêu chảy), IBS-C (táo bón), IBS-M (tiêu chảy – táo bón) và IBS-U (không tiêu chảy hay không táo bón). Nếu mắc phải chứng bệnh này, nên tư vấn bác sĩ để tìm cách giảm triệu chứng, bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, dùng thuốc, giảm căng thẳng và trị liệu hành vi. Một khi IBS được điều trị và kiểm soát, chứng đau âm đạo khi giao hợp cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Đang trải qua thời kỳ mãn kinh
Những thay đổi trong âm đạo trong thời kỳ mãn kinh không chỉ liên quan đến khô âm đạo mà còn làm cho âm đạo trở nên nhạy cảm hơn, dễ tổn thương hơn, xuất hiện tình trạng “vừa đau vừa rát” khi giao hợp. Có rất nhiều cách để giảm triệu chứng, nhưng trước tiên phải tư vấn để tìm ra nguyên nhân, sau đó mới dùng phương pháp điều trị thích hợp.
Mắc chứng dị ứng
Các bệnh dị ứng ngoài da có thể tấn công nhiều vị trí trên cơ thể, khiến âm đạo bị ngứa, đỏ và bị viêm, nên khi giao hợp thường bị đau rát khó chịu. Nhưng may mắn là bệnh viêm âm đạo có thể điều trị khỏi nếu dùng thuốc điều trị phù hợp. Thay đổi xà phòng, chất tẩy rửa khi giặt quần áo và nên mặc quần áo vừa vặn, tránh mặc quần áo quá chật.
Bị co thắt âm đạo
Co đau âm đạo (Vaginismus) là một tình trạng hiếm gặp đặc trưng bởi co thắt âm đạo trong khi giao hợp. Nó được cho là một tình trạng tâm lý xuất phát từ những thứ như sợ tình dục, bị lạm dụng tình dục hoặc chấn thương trong quá khứ gây ra. Nếu cảm thấy bất an, đau khi quan hệ tình dục thì hãy tư vấn bác sĩ, chẩn đoán chính xác nguyên nhân để áp dụng cách điều trị thích hợp.