Mẹ béo phì thì con còn có thể bị chết lưu muộn (sau 32 tuần) do những tác động xấu của hormone cơ thể ảnh hưởng đến sự sống của bào thai.
Hầu hết phụ nữ đều có xu hướng bị béo phì trong thai kỳ. Việc ăn uống là nguyên nhân chính tác động đến sự tăng cân mất kiểm soát ở các mẹ bầu. Béo phì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm gia tăng các biến chứng trong thời gian mang thai. Theo các chuyên gia sức khoẻ, tiểu đường thai kỳ, có nguy cơ sảy thai,… là những nguy cơ mẹ bầu phải đối mặt khi béo phì ở giai đoạn mang thai.
Nguy cơ thai chết lưu
Một tác hại nguy hiểm cơn của việc mẹ bầu béo phì là con trong bụng có nguy cơ bị sinh non, chết non cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân được các chuyên gia lý giải chính là vì béo phì làm chất lượng các phôi thai trở nên kém hơn cũng như thay đổi bất lợi nơi lạc nội mạc tử cung. Ngoài ra, mẹ béo phì thì con còn có thể bị chết lưu muộn (sau 32 tuần) do những tác động xấu của hormone cơ thể ảnh hưởng đến sự sống của bào thai.
Phôi thai kém chất lượng
Ở phụ nữ béo phì chất lượng phôi kém hơn bình thường, quá trình thụ tinh và làm tổ trong tử cung mong manh và dễ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi chuyển hoá, dẫn đến nhiều triệu chứng của bệnh vô sinh. Béo phì còn ảnh hưởng đến quá trình điều trị vô sinh. Căn bệnh khiến cơ thể phụ nữ có những biến đổi không tốt như biến đổi về nội tiết liên quan đến khả năng sinh sản. Cụ thể việc đáp ứng các kỹ thuật trị liệu chứng hiếm muộn trở nên kém linh hoạt. Nếu không có giải pháp khả thi, hiếm muộn có thể chuyển hoá thành vô sinh.
Dễ bị tiểu đường thai kỳ
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết vì gần như tất cả các thai phụ béo phì có thể bị tiểu đường thai kỳ trong thời gian mang thai và do đó cũng bị tăng nguy cơ tiểu đường trong tương lai. Nếu mắc tiểu đường trong thai kỳ, mẹ bầu nên có sự theo dõi và thăm khám chặt chẽ từ bác sĩ, cố gắng cân bằng kết hợp vừa chăm sóc thai nhi vừa điều trị, chú ý đến những triệu chứng của bệnh để đảm bảo an toàn. Mẹ bị tiểu đường thai kỳ phải đối diện với nhiều nguy cơ như con quá nặng cân dễ dẫn đến sang chấn sinh, tỉ lệ sinh mổ cao hơn, dễ bị băng huyết, viêm nhiễm, rối loạn tuần hoàn hô hấp hơn gấp nhiều lần so với các mẹ bình thường khác.
Trẻ lớn lên dễ bị béo phì
Mẹ béo phì sẽ xảy ra 2 trường hợp. Một là dinh dưỡng vào hết mẹ mà không cung cấp đến con khiến thai nhi còi cọc ốm yếu. Hai là thai nhi dễ ra đời với cân nặng vượt chuẩn (hơn 4 kg), điều này hoàn toàn không hề tốt cho con. Bé lớn lên dễ mắc phải các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, chậm phát triển trí não, dư lượng mỡ thừa cũng như kém tăng trưởng về chiều cao…
Các bất thường bẩm sinh
Các dị tật ống thần kinh dễ xảy ra ở phụ nữ béo phì hơn, khiến cho trẻ dễ bị các khuyết tật bẩm sinh hơn. Không chỉ thế, mẹ bầu béo phì sẽ rất khó phát hiện dị tật ở trẻ. Điều này gây ảnh hưởng tâm lý đến mẹ sau sinh khi con chào đời không lành lặn.
Hầu hết cân nặng của phụ nữ đều tăng khi mang thai do sự phát triển của thai, dịch ối và máu, những cân nặng tăng lên này sẽ bị mất đi sau khi sinh. Để biết thừa cân hay béo phì cần đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra chỉ số cơ thể và mẹ cũng cần có chế độ ăn uống khoa học hơn để tránh tình trạng béo phì mẹ nhé!