Mùa lạnh là môi trường để chứng đột quỵ bùng phát

Theo một công bố mới được thống kê và kiểm chứng trên Tạp chí Dịch tễ học Châu Âu, nguy cơ đột quỵ tăng lên 30% vào mùa lạnh so với các thời điểm khác.

Đột quỵ là hiện tượng não đột ngột không được tưới máu do tắc mạch hoặc chảy máu não. Căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và đang có xu hướng trẻ hoá.

Nham cam lanh voi dot quy nhieu nguoi chet oan 1 1545635564 592 width480height342 Mùa lạnh là môi trường để chứng đột quỵ bùng phát

Thống kê không đẩy đủ từ các bệnh viện cũng cho thấy, mùa lạnh số bệnh nhân đột quỵ nhập viện tăng từ 15-30% , đặc biệt là số ca bệnh tăng hơn vào những ngày thời tiết rét đậm.

Theo GS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch hội đột quỵ Việt Nam đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não là hiện tượng mất đột ngột lưu lượng máu lên não do tắc mạch máu não hoặc do chảy máu não. Tế bào não không tưới máu bị tổn thương dẫn đến hoại tử, mất chức năng dẫn đến liệt, hôn mê, rối loạn cảm giác, tử vong.

Theo GS. Thông tại Việt Nam thời tiết 4 mùa là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ nhất là khi mùa đông đến xảy ra nhiều, thống kê các bệnh viện nếu nhiệt độ từ 2 – 4 độ thì số người bị đột quỵ tăng lên.

Thống kê tại Bệnh viện trung ương quân đội108, có 60% bệnh nhân đến cấp cứu vào buổi sáng, khi đột quỵ mùa đông hay xảy ra do mạch máu co lại lòng mạch hẹp lại cung lượng máu giảm, tim tăng co bóp, dẫn đến tăng huyết áp, xơ vữa tăng thêm.

Ngoài ra người già thành mạch cứng không có khả năng co giãn nên trong mùa đông tại sao đột quỵ xảy ra nhiều.

Thời điểm dễ xảy ra đột quỵ theo GS. Thông là khi thay đổi tư thế dậy một cách đột ngột. Đi tập thể dục quá sớm, đang trong nhà ấm, ra ngoài mạch co đột ngột nhiều trường hợp đang tập cũng dễ bị đột quỵ.

Đặc biệt khi mùa đông tắm nóng mạch giãn ra. Trong cơ thể hệ tuần hoàn máu lên não kém, cơ quan kém mạch phải co bóp đưa máu lên tim trong khi tim làm việc nhiều tăng áp lực cơ quan khác nên dễ xảy ra cơn đột quỵ.

Để phòng đột quỵ, theo GS. Thông những người có yếu tố nguy cơ bị đột quỵ như tuổi cao, huyết áp tăng, đái tháo đường, lười vận động, stress, lao động gắng sức trong 1 thời gian dài cần chú ý có thể bị đột quỵ.

Đột quỵ xảy ra với các dấu hiệu như bỗng dưng nói ngọng, liệt nửa người, hoa mắt, đau đầu dữ dội và khi đó cần nghĩ ngay tới có thể bị đột quỵ.

So với cảm lạnh nhiều người hay nhầm lẫn đột quỵ khác hoàn toàn. Theo GS. Thông cảm lạnh hay trúng gió bị ở bất cứ ai, người bệnh thấy ớn lạnh, vã mồ hôi, hay bị do thời tiết thay đổi đột ngột nóng quá, lạnh quá, người bệnh nằm ở khu vực gió lùa. Khi bị cảm lạnh chỉ cần sư cứu tại chỗ cho uống trà gừng người bệnh sẽ khỏi không để lại di chứng. Còn đột quỵ xảy ra đột ngột người bệnh hoa mắt, đau đầu, nói ngọng, liệt lúc ấy cần đưa đi viện ngay vì chậm trễ có thể gây tử vong cho người bệnh.

GS. Thông cho biết, rất nhiều bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng chậm bác sĩ không thể làm được gì vì người nhà bệnh nhân nhầm với trúng gió cứ sơ cứu cho uống nước đường, cạo gió và đến khi đến viện đã hôn mê sâu. Những bệnh nhân này có sống cũng để lại di chứng tàn phế nặng nề.

“Để phòng đột quỵ, cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố nguy cơ như những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường phải kiểm soát huyết áp và đường máu. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả chín. Tăng cường vận động giảm lối sống tĩnh tại.” – GS. Thông cho hay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *