Măng tươi là một loại thực phẩm thô, tương đối khó tiêu hóa, ăn nhiều rất dễ phá hủy niêm mạc dạ dày, nặng sẽ gây xuất huyết dạ dày, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong
Những người sau đây nên cẩn trọng khi ăn măng tươi
Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, thành phần này sẽ sinh ra acid xyanhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Nếu acid bị đẩy ra ngoài tức là cơ thể không chịu nổi chất độc.
Phụ nữ mang thai tốt nhất không nên ăn măng tươi
Đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng là: nôn, đau bụng, đau đầu gần giống hiện tượng ngộ độc sắn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với thai nhi.
Trẻ em
Axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Măng tươi rất giàu chất xơ. Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tráng tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh thận
Bệnh thận đôi khi là do vi khuẩn streptocoques gây nên. Nhưng thông thường là do những bệnh khác ảnh hưởng đến thành mạch máu làm tổn hại đến thận, như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường. Khi bị bệnh thận, chế độ ăn uống cần được chú ý đặc biệt. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận.
Người bị bệnh gút
Măng sẽ làm bệnh gút thêm trầm trọng hơn
Người bị bệnh gút không nên ăn măng. Khi bị bệnh gút, bạn cần phải cẩn trọng với chế độ ăn vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh gout trở nên trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, vì thế bệnh nhân gút cần tránh.
Bác sĩ Vương Xuân Vĩ cũng kiến nghị, nếu muốn ăn măng, nên ăn lượng vừa phải, không được ăn thường xuyên, khi ăn phải nhai chậm, đặc biệt măng tươi không được ăn khi bụng đói. Trước khi ăn măng, ăn vài miếng cơm hoặc uống một bát canh, có thể làm giảm việc kích thích niêm mạc dạ dày khi ăn măng. Tiếp theo là, sau khi ăn măng tươi, không nên ăn đồ lạnh ngay, để tránh gây khó chịu cho dạ dày.
Mẹo nhỏ để khử độc tố trong măng tươi
Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh. Cách làm này không những giúp khử hết độc tố mà còn làm giảm đáng kể vị đắng của măng.
Dẫu vậy, cũng có một lưu ý nho nhỏ là với những món hầm hoặc lẩu, do thời gian nấu lâu nên đừng xắt măng quá mỏng, sau nhiều lần luộc sẽ làm măng mềm nhũn, mất đi cái giòn giòn, sần sật hấp dẫn.