Những nguyên tắc bỏ túi khi cho con đi khám bệnh ở bệnh viện

Trường hợp bé mắc bệnh cấp tính, cha mẹ nên tập trung mô tả những triệu chứng bệnh xuất hiện gần đây nhất, liên quan tới lý do mà cha mẹ cho con đi khám lần này. Tránh kể lan man về những chuyện đã xảy ra rất lâu và không liên quan.

Con ốm thường khiến cả gia đình rối bời, nhất là với các cặp vợ chồng trẻ. Nhưng khi đưa con đi khám không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ cần kể cho bác sĩ các dấu hiệu gì, bắt đầu từ đâu, hỏi bác sĩ những gì trong qua trình khám bệnh cho trẻ…

Trên thực tế, có rất nhiều gia đình cầm đơn thuốc về rồi mới nghĩ ra là muốn hỏi bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc ra sao. Hoặc có những gia đình vừa khám xong 30 phút lại quay lại hỏi bác sĩ về vấn đề này vấn đề kia, một giờ sau lại quay lại kể tiếp bệnh tình và xin làm thêm xét nghiệm cho con. Có trường hợp, khi đưa con về đến nhà rồi lại gọi đến đường dây nóng của bệnh viện chỉ để hỏi về… giờ uống thuốc.

Để khắc phục tình trạng này, theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi trung ương, cha mẹ cần lưu ý ghi sẵn ra giấy những vấn đề của con mình, những vấn đề mình băn khoăn để khi gặp bác sĩ sẽ trực tiếp trao đổi một cách tỉ mỉ.

5 nguyen tac bo tui khi cho con di kham benh kham benh 1 1559094914 801 width490height276 Những nguyên tắc bỏ túi khi cho con đi khám bệnh ở bệnh viện

Sau đây là 5 nguyên tắc “bỏ túi” giúp cha mẹ chuẩn bị cho con đi khám, để không quên phối hợp với nhân viên y tế một cách tốt nhất, qua đó giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh cho bé hiệu quả hơn:

Nguyên tắc 1:

Trường hợp bé mắc bệnh cấp tính, cha mẹ nên tập trung mô tả những triệu chứng bệnh xuất hiện gần đây nhất, liên quan tới lý do mà cha mẹ cho con đi khám lần này. Tránh kể lan man về những chuyện đã xảy ra rất lâu và không liên quan.

Nguyên tắc 2:

Bình tĩnh liệt kê tất cả các vấn đề khiến cha mẹ còn băn khoăn để bác sĩ đánh giá tổng quát toàn thể. Đừng thấy con mình đang khám bác sĩ chuyên khoa thận mà ngại ngùng không dám hỏi những vấn đề khác như con bị mẩn ngứa, đi ngoài, nổi u cục… Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ hội chẩn hoặc giới thiệu bé tới bác sĩ các chuyên khoa liên quan.

Nguyên tắc 3:

Mang theo toàn bộ hồ sơ khám chữa bệnh, kết quả xét nghiệm, đơn thuốc và các loại thuốc đang điều trị (nếu có) để bác sĩ đánh giá quá trình diễn biến của bệnh và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Không ít trường hợp cha mẹ giấu kín kết quả và kết luận khám chữa bệnh tại cơ sở y tế trước đó, với hy vọng bác sĩ khám lại từ đầu xem kết luận có trùng khớp không.

Một số cha mẹ khác thì vì sợ bác sĩ “mắng” do tự ý cho con uống thuốc (đặc biệt là kháng sinh) nên không dám nói ra bệnh tình của trẻ. Kết quả là bác sĩ phải mất thời gian làm lại các xét nghiệm, kê lại cho bé những loại thuốc mà gia đình đã sử dụng nhưng không hiệu quả.

Và tai hại hơn nữa, nhiều trường hợp cha mẹ sử dụng thuốc sai cách, bác sĩ sẽ không biết để tư vấn giúp cha mẹ tránh phạm sai lầm trong tương lai.

Nguyên tắc 4:

Khi bạn có băn khoăn chưa muốn thực hiện xét nghiệm. Hãy trao đổi trực tiếp để bác sĩ giải thích rõ vì sao bé cần làm xét nghiệm này, xét nghiệm kia. Lợi ích và nguy cơ nếu không làm xét nghiệm thì vấn đề gì sẽ xảy ra. Khi đã hiểu rõ những lợi ích của các xét nghiệm cần thiết cha mẹ sẽ đưa ra được quyết định phù hợp nhất cho con. Ngoài ra, cũng đừng vì sợ bé đau khiến bạn từ chối làm xét nghiệm cho con dẫn đến hiệu quả điều trị không được như mong muốn.

Nguyên tắc 5:

Khi bác sĩ kê đơn và tư vấn, người có trách nhiệm chính (bố/mẹ) cần trực tiếp vào phòng khám để nghe bác sĩ giải thích về bệnh trẻ đang bị mắc, cách sử dụng đơn thuốc và phương pháp chăm sóc trẻ tại nhà cũng như nghe hướng dẫn các dấu hiệu cảnh báo khi nào cần đưa trẻ đến khám lại ngay.

Nhiều em bé đi khám cùng rất nhiều người thân trong gia đình nhưng khi bác sĩ giải thích bố/mẹ không vào nghe mà cô/dì/chú/bác hoặc người giúp việc vào. Lúc sau mẹ lại vào hỏi “Con em bị sao ạ?”. Bác sĩ phải giải thích lại. Mẹ nghe xong gật gù đi ra, lúc sau lại tới bố chạy vào… và cứ như vậy cả bác sĩ lẫn người nhà bệnh nhân đều vô cùng mệt mỏi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *