Những vấn đề sức khỏe nảy sinh từ cách bảo quản thực phẩm thừa

Cẩn thận bệnh tật ùn ùn kéo đến nếu không biết cách xử lý đồ ăn thừa chính xác

Sau dịp Tết hay thậm chí thường ngày, các gia đình có thể bị thừa một số thực phẩm. Việc vứt bỏ chúng hay giữ lại đôi khi là quyết định khá khó khăn bởi nếu bỏ đi thì lãng phí nhưng giữ lại cũng có thể gây tổn hại sức khỏe. Đặc biệt khi gần đây thông tin về việc ăn đồ thừa để qua đêm sẽ sản sinh nitrit gây ung thư lại càng khiến nhiều người hoang mang.

Trên thực tế, các chuyên gia cũng cho biết các món ăn để qua đêm nếu được xử lý đúng cách sẽ hoàn toàn có thể ăn được mà không hại sức khỏe.

cach xu ly thuc an thua chuan nhat de khong lo benh tat ap den it nguoi hieu ro 79cea3c305fa4f6e9ff3b52abc8f670c 1550484978 765 width900height500 Những vấn đề sức khỏe nảy sinh từ cách bảo quản thực phẩm thừa

Ăn đồ ăn thừa như thế nào để khỏe mạnh?

Thức ăn thừa có thể được chia thành các loại chính như sau: lương thực, rau, và thịt và các sản phẩm từ đậu nành.

1. Rau

Rau để qua đêm dễ sản sinh nitrit. Ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa và vitamin C, axit folic,… bị phá hủy nghiêm trọng sau khi bảo quản và đun nóng nhiều lần.

Để đảm bảo an toàn, rau còn thừa nên được cất trong tủ lạnh. Thời gian bảo quản không được quá lâu. Nếu bạn không để chúng trong tủ lạnh kịp thời, vi khuẩn sẽ sản sinh nhanh chóng.

Đặc biệt không ăn rau khi chưa hâm nóng vì nếu không được làm nóng, vi khuẩn không dễ bị tiêu diệt, điều này có thể dẫn đến sự khó chịu như tiêu chảy.

2. Thịt và các sản phẩm từ đậu nành

Thịt và các sản phẩm từ đậu nành còn thừa nếu được cất tủ lạnh kịp thời, dinh dưỡng và hương vị sẽ không thay đổi nhiều. Để làm mới món ăn thừa, bạn hoàn toàn có thể thực hiện theo ba quy tắc dưới đây.

– Thay đổi cách thái

Nếu miếng thịt còn thừa khá lớn, bạn có thể thái mỏng, thái hạt lựu hay cắt nhỏ trộn với rau tươi, ngũ cốc,…

Ví dụ, thịt lợn được cắt thành miếng, thịt gà được xé sợi, thịt thái lát được cắt thành thịt lợn băm nhỏ, sau đó trộn với các loại rau hoặc làm thành nguyên liệu của bánh và chả giò.

– Thay đổi vị

Có hai cách để thay đổi vị hoặc là thay đổi vị của món hoặc điều chỉnh độ mặn. Ví dụ nếu đã chiên tôm bạn có thể thêm ít nước sốt cà chua để thành món tôm sốt cà. Hay với món gà hầm, bạn có thể cắt nhỏ và thêm bột cà ri để thành món cà ri gà thơm ngon.

cach xu ly thuc an thua chuan nhat de khong lo benh tat ap den it nguoi hieu ro 845f90c53e9149d2aebbaa80442be5c9 1550484978 6 width800height514 Những vấn đề sức khỏe nảy sinh từ cách bảo quản thực phẩm thừa

– Thêm thành phần

Thêm thành phần đồng nghĩa với việc bổ sung thêm rau vào món ăn để cải thiện sự cân bằng dinh dưỡng.

3. Lương thực

Ví dụ với gạo có thể thêm vào hạt vừng đen, chà là đỏ, yến mạch, hạt sen để tăng gấp đôi dinh dưỡng của nó. Hay với món bánh bao hấp không giữ được độ mềm, bạn có thể nướng nó nhờ đó giúp làm mới món ăn.

Làm thế nào để hâm nóng thức ăn thừa một cách an toàn nhất?

1. Đun nóng thức ăn chính xác

Ban nên hâm nóng thức ăn tới 100 độ C và tiếp tục đun sôi khoảng 3 phút. Nếu miếng thịt lớn, bạn nên chắc chắn sẽ nấu hay hấp nó trong thời gian dài, hay bạn có thể băm thịt và hâm nóng lại sẽ nhanh hơn.

Các món ăn khác nhau, phương pháp làm nóng khác nhau. Các sản phẩm từ đậu dễ ​​bị hỏng hơn thịt, vì vậy hãy nấu thêm vài phút khi đun nóng. Đừng lo lắng về việc mất chất dinh dưỡng, đậu phụ có ít vitamin hơn, protein và canxi và magiê có trong nó không sợ nóng.

Tuy nhiên, rau không thích hợp để hâm nóng quá lâu, hãy thử hấp rau bằng nồi hấp sẽ hạn chế việc mất chất dinh dưỡng.

cach xu ly thuc an thua chuan nhat de khong lo benh tat ap den it nguoi hieu ro c2ae2aa851b844bb9a15c16dda9fb267 1550485055 799 width900height500 Những vấn đề sức khỏe nảy sinh từ cách bảo quản thực phẩm thừa

2. Ăn bao nhiêu, lấy bấy nhiêu

Nếu đồ ăn thừa còn quá nhiều, bạn chỉ nên lấy lượng đủ ăn, còn lại vẫn để nguyên trong tủ lạnh.

Làm thế nào để lưu trữ thức ăn thừa một cách chính xác?

1. Thức ăn nóng, để nguội, sau đó cho vào tủ lạnh

Thực phẩm còn nóng đột nhiên đưa vào môi trường nhiệt độ thấp sẽ khiến cho không khí nóng của thực phẩm làm cho hơi nước ngưng tụ, thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc, khiến thực phẩm trong tủ lạnh dễ bị ẩm mốc.

Tốt nhất hãy để thức ăn nguội bớt sau đó hãy đặt nó trong tủ lạnh kịp thời. Ngay cả trong mùa đông, bạn cũng không nên để đồ ăn bên ngoài trong một thời gian dài.

cach xu ly thuc an thua chuan nhat de khong lo benh tat ap den it nguoi hieu ro ace466255d804f158cc5314741f2dae2 1550484978 528 width900height500 Những vấn đề sức khỏe nảy sinh từ cách bảo quản thực phẩm thừa

2. Lưu trữ riêng thức ăn thừa

Việc làm này sẽ tránh nhiễm vi khuẩn chéo. Thức ăn thừa cần lưu trữ trong một hộp đựng sạch và để riêng, không để chung với nhau.

3. Thời gian lưu trữ không nên quá dài

Tốt nhất là nên ăn đồ thừa trong vòng 5-6 giờ. Thông thường, việc đun nóng thức ăn vài phút có thể tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, nếu thực phẩm được lưu trữ quá lâu, nitrite và aflatoxin được sản xuất thì dù có hâm nóng bao lâu cũng không thể hết.

Lưu ý cá, tôm và cua không nên ăn tươi qua đêm. Nấm hay trứng cũng không nên để qua đêm cho hôm sau ăn. Trứng chín hoàn toàn có thể ăn lại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *