11 vật dụng cá nhân không nên dùng chung cùng người khác dù là người thân đến mấy
Vi khuẩn, mầm bệnh sẽ không phân biệt vật chủ hay là đối tượng mà chúng sinh sống. Đó là lý do tại sao việc lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác hoàn toàn có thể dễ dàng xảy ra. Và dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân là một trong những nguyên nhân lây bệnh nhanh nhất. Mầm bệnh sẽ lây từ người này sang người khác qua đồ vật mà họ dùng chung đó.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, tốt hơn hết bạn nên dùng riêng một số vật dụng cá nhân để tránh lây nhiễm bệnh từ người khác trong trường hợp dùng chung.
1. Kìm cắt móng tay
Mặc dù không thể nhìn thấy nhưng có một lượng lớn vi khuẩn, virus và vi sinh vật nấm trên ngón tay và móng tay của con người. Do đó, cắt móng tay theo cách thông thường có thể trở thành một con đường lây nhiễm trùng. Nhiều người sử dụng chung kìm bấm móng tay có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm và virus HPV (papillomavirus ở người).
Bởi vậy, nếu không thể dùng riêng kìm bấm móng tay của mình, hãy làm thao tác rửa sạch bấm trước và sau khi dùng chung với người khác.
2. Khuyên tai
Có nhiều mạch máu trong tai. Đó là lý do tại sao nó rất dễ bị nhiễm các bệnh truyền qua đường máu chỉ bằng cách đeo chung một đôi khuyên tai với người khác. Lần tới khi bạn muốn mượn khuyên tai của ai hoặc là trót cho ai đó mượn, hãy lau chúng bằng cồn trước khi dùng.
3. Son dưỡng môi
Bác sĩ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nói rằng, dưới bề mặt của môi cũng có các mạch máu và các tác nhân bên ngoài, kể cả vi khuẩn, đều có thể dễ dàng đi vào máu qua các mạch máu này.
Virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng của bệnh. Đặc biệt, nếu có vết thương hở trên môi mà dùng chung son môi cùng người khác thì nguy cơ lây bệnh càng cao hơn.
4. Nhíp nhổ lông mày
Nếu bạn sử dụng nhíp của người khác để nhổ một vài sợi lông nào đó thì cũng không đáng sợ lắm. Nhưng nếu bạn sử dụng chúng để loại bỏ những sợi lông mọc ngược và sau đó thấy có máu xuất hiện, thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng sau đó, ví dụ như bệnh viêm gan C và HIV.
Một trong những vấn đề được đại học American College of Gastroenterology tại Hoa Kỳ đưa ra thảo luận là một người có thể mắc bệnh viêm gan B do lây truyền từ tiệm làm móng và hớt tóc do dùng chung dụng cụ làm đẹp. Vì vậy, nếu không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải dùng chung một cái nhíp, hãy chà rửa nó kỹ bằng cồn trước và sau khi dùng.
5. Lăn khử mùi
Lăn khử mùi có thể là “thủ phạm” gây nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ sau khi dùng dao cạo. Hầu hết các chất khử mùi thơm chỉ che giấu mùi chứ không ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn. Do đó, điều bạn cần nhớ là luôn luôn chọn chất khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không nên chia sẻ chúng với ai, ngay cả với những người trong gia đình bạn cũng không.
6. Xà phòng
Vi sinh vật sẽ bao phủ quanh một bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng, bao gồm cả vi khuẩn vô hại và virus nguy hiểm. Điều tồi tệ hơn là khi xà phòng nằm trong đĩa xà phòng ướt thì vi khuẩn sẽ càng sinh sôi nhanh và nhiều hơn. Đó là vì độ ẩm ướt tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, sử dụng xà phòng lỏng từ một bộ phân phối.
7. Lược chải tóc
Không bao giờ đưa lược chải tóc của bạn cho bất cứ ai và cũng không nên sử dụng người khác. Lý do là vì nó làm tăng cơ hội cho các ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn di chuyển từ đầu người này sang người khác qua chiếc lược dùng chung đó.
Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ), các ký sinh trùng này có thể tìm thấy trên đầu, lông mày và lông mi của người. Nếu bạn dùng chung lược chải tóc, hãy làm sạch ngay bằng chất khử trùng. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân bạn là không dùng chung đồ dùng này với ai.
8. Khăn lau người
Khăn là nơi sinh sản của vi trùng, đặc biệt là khi nó treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn của bạn có mùi mốc, điều đó có nghĩa là đã có sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Điều đáng nói là vi khuẩn hoàn toàn có thể di chuyển từ người sang khăn và trú ngụ lại đó, chờ cơ hội lây sang người khác. Một chiếc khăn như vậy có thể làm cho người dùng nó bị lây nhiễm nấm và vi khuẩn gây phát ban, mụn trứng cá và viêm kết mạc.
Thậm chí, dù là dùng một mình một khăn nhưng không giặt sạch sẽ, mầm bệnh từ bạn lây sang khăn từ trước đó cũng có thể lây ngược trở lại bạn nếu bạn trong những lần dùng sau đó. Để loại bỏ mối nguy hiểm này, hãy giặt khăn sau 4-5 lần sử dụng và luôn để khô hoàn toàn.
9. Bông tắm
Một bông tắm không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do đó, nó là một “nhà máy sản xuất” tuyệt vời cho các vi khuẩn gây bệnh, tương tự như trong khăn lau ngược. Về bản chất, bông tắm có rất nhiều ngóc ngách, và chúng rất xốp. Khi mọi người sử dụng bông tắm để tẩy sạch các tế bào da chết, những tế bào đó sẽ bị kẹt lại trong các ngóc ngách. Và điều đó tạo tiền đề cho một nơi sinh sản của vi khuẩn, bác sĩ da liễu Melissa Piliang cho biết.
Vì vậy, hãy để bông tắm của bạn thật khô trước những lần dùng tiếp theo. Và cũng giống như khăn tắm, đừng dùng chung bông tắm với ai, nhất là khi nó còn ướt.
10. Dụng cụ trang điểm
Tránh dùng chung các dụng cụ trang điểm tiếp xúc với chất lỏng cơ thể như nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Điều này có nghĩa là không nên dùng chung bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt… sẽ tốt hơn cho bạn.
11. Tai nghe
Dùng tai nghe của người khác có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai, nhất là vi khuẩn như streptococcus và staphylococcus xâm nhập vào tai và gây nhiễm trùng, mụn nhọt và mụn mủ. Nguy cơ này tăng lên nếu bạn sử dụng chúng trong khi tập luyện vì lúc này nhiệt và độ ẩm tăng lên, góp phần bổ sung vào sự phát triển của chúng. Nếu bạn vẫn muốn chia sẻ phụ kiện này với ai đó hoặc mượn nó, hãy lau tai nghe bằng tăm bông nhúng vào cồn trước khi dùng.