Sự tức giận và sức khỏe của con người dưới góc nhìn y học

Chó dường như đọc được cảm xúc của con người tốt hơn so với chúng ta. Một nghiên cứu thực hiện năm 2016 cho thấy, trước sự khó chịu của con người, chó có cảm giác như chúng bị mắc lỗi, nhất là khi con người lớn tiếng và đưa ra những dấu hiệu bày tỏ sự không hài lòng.

Tức giận là một trong những cảm xúc tiêu cực gây hại nhiều hơn lợi, chủ đề làm say mê các nhà khao học, cũng như những người chuyên nghiên cứu về giấc mơ và gien di truyền.Liên quan chủ đề này, tạp chí Listverse (LC) của Anh vừa cập nhật những điều thú vị dưới góc nhìn của y học hiện đại.

Đại cương về tức giận

Theo Medicinenet, tức giận hay giận dữ (anger có nguồn gốc từ ngôn ngữ cổ Bắc Âu) là một phản ứng cảm xúc liên quan đến việc tâm lý con người khi đang bị đe dọa. Một số người có xu hướng phản ứng với sự tức giận bằng cách trả thù nhưng có người ôn hòa hơn là thoát lui khỏi tình huống nguy hiểm nhưng nói chung tức giận là một cảm xúc liên quan đến một phản ứng khó chịu và cảm xúc mạnh đối với một sự kiện khiêu khích.

Nhiều nhà khoa học phân tích tức giận theo ba phương thức, gồm nhận thức (đánh giá), phản ứng – tình cảm (sự căng thẳng), và hành vi (bỏ chạy và đối đầu). William DeFoore, một chuyên gia về quản lý tức giận, mô tả sự tức giận như một nồi áp suất, và chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định.

Sự tức giận thường đi kèm những thay đổi về sinh lý như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, và tăng nồng độ adrenaline và noradrenaline trong máu. Một số người coi tức giận như là một cảm xúc gây nên một phần của phản ứng hoặc chiến đấu hoặc bỏ chạy. Tức giận trở thành cảm giác chủ yếu về các mặt ứng xử, nhận thức và sinh lý khi một người lựa chọn có ý thức để hành động ngăn chặn ngay hành vi đe dọa của một thế lực bên ngoài. Tổng thể, tức giận có thể có nhiều hậu quả về thể chất và tinh thần.

su tuc gian 1 Sự tức giận và sức khỏe của con người dưới góc nhìn y học

Theo Bách khoa thư mở, các biểu hiện bên ngoài của sự tức giận thường thấy trong nét mặt, ngôn ngữ cơ thể, phản ứng sinh lý, và có lúc trở thành hành vi gây hấn.

Con người nói riêng và các động vật nói chung thường hét to, căng cơ, nhe răng, và nhìn chằm chằm vào đối thủ. Các hành vi liên quan với sự tức giận được thực hiện nhằm cảnh báo kẻ xâm lược ngừng ngay hành vi đe dọa. Hiếm khi một cuộc ẩu đả thực sự xảy ra mà trước đó không có biểu hiện của sự giận dữ của ít nhất một trong những người tham gia.

Trong khi hầu hết những người nóng giận giải thích hưng phấn của họ như là một kết quả của “những gì đã xảy ra”, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng một người tức giận có thể bị nhầm lẫn bởi vì tức giận làm giảm sút khả năng tự giám sát và khả năng quan sát khách quan.

Sự tức giận qua nghiên cứu khoa học

1. Loài chó phản ứng trước cơn thịnh nộ của con người

Chó dường như đọc được cảm xúc của con người tốt hơn so với chúng ta. Một nghiên cứu thực hiện năm 2016 cho thấy, trước sự khó chịu của con người, chó có cảm giác như chúng bị mắc lỗi, nhất là khi con người lớn tiếng và đưa ra những dấu hiệu bày tỏ sự không hài lòng.

Trong thí nghiệm thứ nhất, người ta đưa ra một cử chỉ ôn hòa, kèm theo giọng nói thân thiện hoặc phấn khích, tức thì chó cũng thấy mừng rỡ và đi lại quấn quýt cùng con người. Trong thí nghiệm thứ hai, người ta đưa ra giọng điệu giận dữ, tức thì tất cả những con chó có mặt đều khép nép, ngần ngại làm những gì chúng thường có.Trong thực tế, khi con người giận dữ, hành động của chó cũng chậm trễ và tỏ vẻ sợ hãi hơn.

Các nhà khoa học đã đi đến kết luận, loài chó giải mã tín hiệu giọng nói và cảm xúc của con người chính xác trước khi chúng quyết định khi nào nên tin tưởng vào con người.

su tuc gian 2 Sự tức giận và sức khỏe của con người dưới góc nhìn y học

2. Nóng giận mất khôn?

Cơn thịnh nộ ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách, có người khi giận dữ cho rằng họ thông minh hơn, nhưng thực tế giận dữ đã làm giảm trí thông minh của con người, đó là nói theo cách của người châu Á còn theo người châu Âu, sự thông minh lúc tức giận là ngu ngốc.

Các nhà khoa học Ba Lan thực hiện nghiên cứu năm 2018 ở 520 sinh viên ở Đại học tại Warsaw. Những người này được yêu cầu nói về tốc độ và tần suất của những cơn tức giận, sau đó được kiểm tra trí thông minh.

Tuy kết quả chưa đạt tới ngưỡng mong đợi, song các nhà khoa học đã phát hiện thấy, sự tức giận là một cảm xúc phức tạp và nhất thời.Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy, sự tức giận không liên quan đến mức độ thông minh.

Phần lớn, các sinh viên tham gia ở các cấp học đã chia sẻ rằng sự nóng nảy thường đến nhanh chóng và đánh giá quá cao sức mạnh não bộ.Ngược lại, những người có cá tính lo lắng lại đánh giá thấp sự nhận thức của bản thân.Một điều mà nghiên cứu đã làm rõ, đó là, lòng tự ái chính là chìa khóa khiến những người khi giận dữ tin rằng họ thông minh hơn những người khác.

3. Những giấc mơ giận dữ

Có một cụm từ nghe có vẻ rất khoa học, có tên “frontal alpha asymmetry” (tạm dịch: bất đối xứng alpha vùng trán). Trong tiếng Anh đơn giản, những sóng não này nhảy múa ở thùy trán và trở nên lạc nhịp khi tức giận.Các nhà khoa học tò mò muốn xem liệu sóng não, được gọi là alpha, tại sao lại không đồng bộ trong những giấc mơ giận dữ.Năm 2019, các tình nguyện viên đã ngủ trong phòng thí nghiệm đội mũ điện cực để các nhà khoa học đo hoạt động của não.

Trong suốt đêm, sau khi trải qua giai đoạn REM gây ra giấc mơ, những người này được đánh thức và đặt câu hỏi về những giấc mơ và cảm xúc họ trải qua. Thật thú vị, sóng alpha đã “trườn bò” trong những giấc mơ giận dữ.Nghiên cứu cũng phát hiện thấy những cảm giác tức giận có trước khi đi ngủ có thể là cội nguồn tạo ra những giấc mơ kiểu này.

Nói về cả hai thế giới, lúc thức và lúc ngủ, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người có nhiều hoạt động alpha ở thùy trán phải dễ nổi giận hơn cả khi thức lẫn khi ngủ.

4. Hận thù mang tính di truyền

Sau hàng ngàn năm bạo lực, xã hội hiện đại đã chứng kiến một vấn đề nan giải đó là sự thù hận hay hiếu chiến. Con người đã phát triển các gien thúc đẩy sự gây hấn và tệ hơn là tiến hóa sang những hành vi bất an hơn, ngăn cản tính tự chủ của con người.

Điều này có nghĩa, những người có khuynh hướng di truyền tức giận thường cố giữ bình tĩnh nhưng lại thiếu vùng não hiệu quả để kiểm soát cảm xúc. Các nhà nghiên cứu sống với các bộ lạc săn bắn hái lượm đã tận mắt chứng kiến, bạo lực mang lại lợi thế cho các thành viên trong các bộ lạc này, đặc biệt là hành vi sát nhân. Những người đàn ông giết người khác sống sót lâu hơn và có nhiều con hơn, loại gien này tồn tại ở 40% dân số đàn ông trên thế giới.

Ảnh hưởng mạnh nhất đến hành vi bạo lực có nguồn gốc từ gien MAOA, nó có vai trò điều chỉnh cảm xúc. Những người có biến thể gien chức năng thấp có nhiều khả năng mất kiểm soát, đặc biệt là khi họ có một tuổi thơ đau thương.Ngược lại, những người có biến thể gen chức năng cao có thể gây bạo lực nhưng chỉ khi bị khiêu khích.

Khía cạnh đáng chú ý nhất là tất cả các tình nguyện viên trong nghiên cứu đều là sinh viên đại học khỏe mạnh về tinh thần, chứ không phải người bị rối loạn cảm xúc.

5. Thế giới ngày càng giận dữ hơn?

Nghe có vẻ hư cấu, nhưng báo cáo mang tên Global State of Emotions (Trạng thái cảm xúc Toàn cầu), điều này có thật. Đây là báo cáo phiên bản 2018, do công ty phân tích Gallup thực hiện dựa trên các cuộc phỏng vấn ở hơn 151.000 người thuộc trên 140 quốc gia.

Đây là nhóm người trưởng thành, họ được hỏi về tần suất sau khi trải qua cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Kết quả được công bố năm 2019, theo đó, nhóm người nói rằng họ phải chịu đựng nỗi buồn và lo lắng tăng thêm 1 phần trăm so với năm trước và sự tức giận đã tăng tới 2 phần trăm.

Cả ba cảm xúc tiêu cực đều đứng ở đầu bảng, điều này cho thấy số người lo lắng và giận dữ đang có chiều hướng đông hơn.Những hệ lụy từ sự tức giận đều là mối nguy thảm họa.

Trước tiên, cảm xúc tiêu cực gây ra các vấn đề bất an cho chính người trong cuộc, tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh huyết áp cao, bệnh tim và đột quỵ. Nếu xu hướng tiếp tục tăng, các nhà khoa học lo ngại rằng dân số toàn cầu có thể bị suy giảm.

su tuc gian 3 Sự tức giận và sức khỏe của con người dưới góc nhìn y học

6. Kìm chế giận dữ mang tính văn hóa

Nhiều bậc cha mẹ cho hay, đôi khi con cái là chìa khóa kích động sự tức giận. Trẻ mới biết đi, đòi hỏi vô cớ, tuổi mới lớn, bướng bỉnh, lầm lì…. Trong khi các bậc cha mẹ ở các nước phương Tây thường phản ứng bằng cách la hét, nhưng ở những nơi khác lại có các phản ứng trái ngược. Ví dụ, các cộng đồng Inuit Bắc Cực coi việc la hét một đứa trẻ là hành vi tự hạ thấp người lớn. Các nhà tâm lý cho rằng, các bậc cha mẹ phương Tây phản ứng sự giận dữ một cách khá vất vả khiến trẻ lạnh lùng hơn, còn người Inuit lại nuôi dạy con cái bằng những kỹ thuật thanh thản hơn.

Điều này nó mang tính văn hóa và không chỉ có người Inuit, nhiều nền văn hóa khác cũng có cách nuôi dạy con cái theo cách ôn hòa hơn, khác xa với các xã hội giận dữ phương Tây. Ví dụ, người Nhật ít thể hiện sự giận dữ, theo đó, khi con cái cãi nhau, người Nhật không cáu giận, không mắng mỏ trẻ mà thay vào đó, để chúng tự xem xét tình huống, học cách đối phó giống như người lớn từng làm, hay còn gọi là quy luật “va chạm và tự điều chỉnh”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *