Lý do của điều này phải chăng là do cách chăm sóc hiện tại vẫn chưa đủ? Mẹ dù có “úm con”, quan tâm đến sức đề kháng, bổ sung nhiều dưỡng chất… nhưng con bệnh hoài vẫn bệnh.
Điều khiến mẹ mất ngủ nhiều nhất chính là làm sao để con luôn khỏe mạnh khi vi khuẩn gây bệnh lúc nào cũng chực chờ tấn công, mà hệ miễn dịch của con lại chưa hoàn thiện.
Sức khỏe con là vấn đề nan giải với mẹ
Mỗi lần bệnh vặt ghé thăm con, sự mỏi mệt cũng hằn sâu trên đôi mắt mẹ. Vừa tìm cách để con khỏi ốm, vừa phải trấn an ông bà, hàng xóm với lời trách móc “nuôi con mà để con ốm mãi”, mẹ như đứng trước một bài toán không có lời giải. Nhất là khi mầm bệnh, vi khuẩn trong môi trường ngày càng nguy hiểm mà hệ miễn dịch của con lạ chưa hoàn thiện.
“Tôi quan tâm đến dinh dưỡng của bé từ A đến Z, nhưng bé vẫn hay ốm vặt. Cứ vài tuần lại có một trận ốm kéo dài 3-4 hôm”, một người mẹ tại TP.HCM tâm sự. Trong khi đó, trên các diễn đàn về nuôi dạy con không khó để bắt gặp những câu hỏi đầy âu lo như “Mình không biết mình đã làm sai ở đâu mà con rất hay bị bệnh”, “Bé nhà mình lại sốt nữa rồi các mẹ ơi, phải làm thế nào để bé khoẻ hơn đây?”.
Lý do của điều này phải chăng là do cách chăm sóc hiện tại vẫn chưa đủ? Mẹ dù có “úm con”, quan tâm đến sức đề kháng, bổ sung nhiều dưỡng chất… nhưng con bệnh hoài vẫn bệnh.
Có lẽ mẹ không biết rằng, ngoài sức đề kháng, con còn được bảo vệ bởi lớp hàng rào chống lại hàng triệu vi khuẩn gây bệnh mang tên đề kháng da. Vì lớp “áo giáp” đề kháng của da chưa được chăm sóc đúng cách nên trẻ chưa được bảo vệ toàn diện.
Khi mẹ quan tâm đề kháng của da cũng là lúc con khỏe mạnh toàn diện
Trên thực tế, ít ai biết làn da đóng vai trò bảo vệ sức khỏe quan trọng với chức năng đề kháng của da. Đề kháng da là một thành phần của hệ miễn dịch, sẵn có trên cơ thể người. Đề kháng của da hoạt động liên tục 24/7 giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh thông qua 3 lớp hàng rào vật lý, hoá học và sinh học. Vậy 3 lớp hàng rào trong đề kháng của da nắm giữ những nhiệm vụ cụ thể nào?
Lớp đầu tiên trong đề kháng của da là hàng rào vật lý che chắn các cơ quan trong cơ thể và hạn chế thoát nước, dịch cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời, lớp hàng rào này trong đề kháng của da cũng chống lại ảnh hưởng của các chất hóa học, tia UV, vi khuẩn gây bệnh và là nguồn dự trữ các tế bào miễn dịch. Trong khi đó, hàng rào hoá học của đề kháng da chứa nhiều peptide và lipid kháng khuẩn (Antimicrobial Peptides – AMPs và Antimicrobial Lipids – AMLs), có tác dụng hỗ trợ và kích thích các thành phần của hệ miễn dịch hoạt động, tiêu diệt hoặc bất hoạt vi khuẩn có hại. Còn hàng rào sinh học trong đề kháng da bao gồm hệ vi sinh ổn định sống thường trú trên da, góp phần tạo nên các AMPs và AMLs, thúc đẩy việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Với chức năng đặc biệt và quan trọng đối với cơ thể, đề kháng của da là điều mà mẹ cần tăng cường bảo vệ và tuyệt đối không thể lơ là nếu muốn chăm sóc sức khỏe toàn diện cho con từ A đến Z. Những căn bệnh như nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy, cảm cúm, các bệnh lý về da hay nghiêm trọng hơn là viêm khớp, thấp tim cũng sẽ lùi xa nếu mẹ nhận thức đúng về đề kháng của da cũng như phát huy hết sức mạnh của đề kháng da.
Làn da là cơ quan tiếp xúc nhiều nhất với môi trường và đề kháng của da là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Vì vậy, mẹ cần quan tâm đến khả năng đề kháng của da ngay lúc này. Vệ sinh làn da sạch sẽ, đúng cách sẽ là yếu tố không thể thiếu trong việc chăm sóc đề kháng da nói riêng và hệ miễn dịch nói chung. Làm sạch da không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng đề kháng của da. Vì thế, mẹ hãy tìm cho trẻ sản phẩm làm sạch có khả năng kết hợp ăn ý cùng đề kháng da, không tổn hại chức năng đặc biệt này của trẻ. Từ đây, đề kháng da khỏe mạnh sẽ là “mảnh ghép” quan trọng giúp bảo vệ sức khoẻ toàn diện của trẻ cũng như sự an tâm của mẹ và cả gia đình.