Điều cần làm lúc này là phải kiểm tra độ cao của lan can xem đã đạt chuẩn chưa, khung chắn có đảm bảo không. Với những ban công có lan can thấp, bạn có thể lắp thêm lưới hoặc khung chắn, song, cần phải đảm bảo cho gió và sáng vào nhà được.
Không chỉ đảm bảo được tính an toàn, mà cần phải có cả tính thẩm mỹ để tạo được không gian thư giãn lý tưởng là điều bất kỳ ai cũng muốn khi thiết kế ban công, nhất là đối với nhà chung cư.
An toàn, yếu tố đầu tiên khi thiết kế ban công
Thiết kế ban công cần phải đảm bảo được sự an toàn khi sử dụng, nhất là đối với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với trường hợp đi thuê nhà, bạn sẽ không thể chủ động thay đổi được kết cấu hình dạng cũng như kiểu dáng lan can, mà chỉ có thể bổ sung thêm các chi tiết để đảm bảo được tính an toàn khi sử dụng.
Điều cần làm lúc này là phải kiểm tra độ cao của lan can xem đã đạt chuẩn chưa, khung chắn có đảm bảo không. Với những ban công có lan can thấp, bạn có thể lắp thêm lưới hoặc khung chắn, song, cần phải đảm bảo cho gió và sáng vào nhà được.
Cần phải tính toán làm sao để chiều cao của ban công đảm bảo trên 1,1m trở, tính từ mặt sàn tới tay vịn. Độ rộng của lan can không quá 10cm, không nên làm thanh chắn ngang từ các thanh nhỏ, vì không đảm bảo được sự chắc chắn.
Đối với mỗi loại vật liệu khác nhau, việc tính toán độ an toàn cũng sẽ khác, tùy thuộc vào kết cấu vật liệu cũng như kiến trúc ban công cụ thể.
Tính thẩm mỹ
Ban công cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tổng thể ngôi nhà. Vì vậy, khi thiết kế ban công không nên bỏ qua tính thẩm mỹ của nó. Đối với nơi này, bạn nên sử dụng các gam màu như xanh lá, màu kem, vàng nhạt… để tạo cảm giác mát dịu, thư giãn.
Để tạo điểm nhấn cho không gian ban công, bạn có thể lựa chọn các mẫu bàn ghế có màu sắc đối nghịch nhau, hay sử dụng màu pastel để tạo sự tươi mới cho nơi đây.
Đối với những ban công nhỏ, việc lựa chọn những loại cây thân leo để trang trí được cho là tốt nhất, vì nó vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ mà lại tiết kiệm diện tích. Thêm vào đó, bạn có thể đưa vào ban công những giỏ hoa có màu sắc rực rỡ để tạo thêm sức sống và sự hưng phấn cho chủ nhân.
Ngoài ra, bạn có thể gắn thêm các kệ và những chậu cây, hoa nhỏ lên tường, vừa có tác dụng trang trí vừa tăng thêm khả năng lưu trữ cho không gian. Nếu thích tiểu cảnh, bạn hãy mạnh dạn đưa vào đừng ngại sự hạn chế về diện tích.
Yếu tố phong thủy của ban công
Theo khoa học phong thủy, Đông hoặc Nam là những hướng tốt để thiết kế ban công, giúp mang đến không gian thư giãn mát lành cho gia chủ. Bắc và Tây là những hướng quá nóng hoặc quá lạnh, do đó, không tốt để thiết kế ban công về những hướng này, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như sinh khí của gia chủ. Ngoài ra, cửa ban công và cửa ra vào cần tránh đối diện nhau và tránh chiếu thẳng vào gian bếp.
Thiết kế ban công cần tạo được tầm nhìn tốt, phía trước nên là không gian thông thoáng với cây xanh tươi tốt, tránh nhìn về những nơi như bãi rác, bãi tham ma…, điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn khiến vận khí bị cản trở, không tốt cho chủ nhân.
Ban công là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nắng, gió, mưa…, do đó, những loại cây trang trí cho không gian này cũng cần phải có sức sống tốt, giúp tăng vượng khí ngôi nhà. Tuy nhiên, không nên để cây cối quá rậm rạp, che mất cả ban công.
Thêm vào đó, khi lựa chọn cây, hoa để trồng ở ban công, bạn cũng nên để ý xem màu sắc, dáng cây có hợp với mệnh của mình hay không…