Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể bao gồm sưng lợi, đau lợi. Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi.
Một số người có thể bị chảy máu răng khi cắn vào một quả táo. Những người khác thì thường bị chảy máu trong lúc đánh răng.
Biểu hiện của bệnh chảy máu chân răng
Ban đầu, chảy máu chân răng giai đoạn nhẹ chỉ là những tơ máu mảnh và nhỏ. Bản chất của nó là mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do chăm sóc răng miệng không đúng cách và là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu đang phát triển.
Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể bao gồm sưng lợi, đau lợi. Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu, một dạng tiêu cực của bệnh về lợi.
Người bị viêm nha chu – bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác chẳng hạn như hôi miệng, răng yếu, lung lay. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến rụng răng.
Nguyên nhân cơ bản dẫn tới chảy máu chân răng
Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém. Không đánh răng hoặc đánh không đúng cách là nguyên nhân tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn nguy hại cư trú, và hình thành những mảng bám trên răng. Chính những kẽ hở giữa lợi và răng là nơi cư trú hoàn hảo của những loại vi khuẩn gây hại.
Những con vi khuẩn trên mảng bảm sẽ tiết ra các chất bài tiết có hại thường được gọi là nội độc tố. Chất độc này sẽ tạo ra sự kháng cự chống lại hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Kết quả là, sự phản ứng của cơ thể trước sự miễn dịch của độc tố trên là nguyên nhân gây viêm, sưng đỏ. Mặc dù vi khuẩn đã bị tiêu diệt, tuy nhiên vẫn còn chảy máu lợi. Nếu hiện tượng này không được điều trị kịp thời, nó sẽ dẫn tới những bệnh về răng và cuối cùng ảnh hưởng đến xương quai hàm làm cho răng mất chỗ bám và dễ bị rụng.
Nguyên nhân liên quan đến bệnh lý
Các bệnh trong khoang miệng
Bệnh trong miệng chủ yếu do vi khuẩn gây nên, bao gồm một số bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm nha chu. Vi khuẩn sử dụng và chuyển hóa các chất đường, tinh bột có trong thức ăn thừa còn mắc kẹt lại trên răng, lợi và lưỡi thành axit bào mòn men răng. Một khi lớp bảo vệ phía ngoài của răng bị phá vỡ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào sâu bên trong răng và nướu để phá hủy các cấu trúc nâng đỡ răng. Do đó khi bị mắc những căn bệnh về răng miệng, chỉ những tác động nhỏ từ bên ngoài như nhai thức ăn hay đánh răng cũng có thể khiến chân răng bạn bị chảy máu.
Các bệnh về gan
Một số bệnh về gan cũng là nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng, Gan bị tổn thương sẽ khiến quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K bị ảnh hưởng, khiến chân răng hay bị chảy máu.
Bệnh dinh dưỡng
Một số bệnh liên quan tới chế độ dinh dưỡng như chán ăn, ăn thiếu chất, dinh dưỡng kém, thiếu vitamin cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
Giảm tiểu cầu
Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Biểu hiện của bệnh này là xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da, không biến mất khi kéo căng da và thường đi kèm với sốt. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nên khi bị chảy máu chân răng kèm với triệu chứng nêu trên bạn cần tới khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế ngay lập tức.
Ung thư máu
Ung thư máu khiến cho cơ thể bị nhiễm trùng thường xuyên và chảy máu chân răng là tổn thương có thể xuất hiện ở những người bị bệnh này. Căn bệnh nguy hiểm này còn kèm theo một số triệu chứng như kém ăn, giảm cân, các triệu chứng của cảm cúm, sốt, rét run.
Phòng ngừa chảy máu chân răng đúng cách
+ Trong bất cứ trường hợp nào thì chúng ta cũng không được dừng việc đánh răng. Phương pháp duy nhất là sử dụng bàn chải đánh răng và các thiết bị vệ sinh răng miệng khác để loại bỏ những mảng bám là nguyên nhân cản trở quá trình hồi phục của lợi.
+ Đôi khi, chảy máu cũng có thể là dấu hiệu của sự hồi phục. Ví dụ, khi lần đầu tiên sử dụng bàn chải kẽ răng, bạn cũng có thể tự làm lợi chảy máu, gây viêm. Nếu đánh răng đều đặn hàng ngày, sau một tuần hiện tượng chảy máu này sẽ hết, các vết sưng sẽ giảm dần. Đây là dấu hiệu đáng mừng bởi lẽ ta đã tránh được rủi ro mắc phải bệnh viêm lợi. Tuy nhiên, trong trường hợp không có dấu hiệu thuyên giảm thì các bạn cũng nên tìm đến các phòng khám nha khoa tin cậy để kiểm tra.
+ Bên cạnh đó, bạn có thể súc miệng thêm nước muối sinh lý hoặc các nước súc miệng trị viêm nướu, bổ sung thêm Vitamin C để nướu được khỏe mạnh hơn.
+ Về vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày, bạn nên chải răng ngay sau bữa ăn (trong khoảng 1 tiếng sau). Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có phần lông thật mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu cũng như gây mòn răng.
+ Bạn nên khám răng miệng định kỳ (6 tháng/lần) để được bác sĩ kiểm tra và vệ sinh răng miệng cho bạn cũng như chẩn đoán và điều trị các nguyên nhân khác.